Bài giảng Tuần 15 – bài 14,15 tiết 73: ôn tập tiếng việt (các phương châm hội thoại, cách dẫn gián tiếp)

A LÝ THUYẾT

I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

1- Phương châm về lượng

2- Phương châm về chất

3- Phương châm quan hệ

4- Phương châm cách thức

5- Phương châm lịch sự

II. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

1- Hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú tinh tế

2- Giàu sắc thái biểu cảm

* Chú ý đến đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp

III. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁC DẪN GIÁN TIẾP

1- Dẫn trực tiếp

2- Dẫn gián tiếp

B. LUYỆN TẬP

 

ppt17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 15 – bài 14,15 tiết 73: ôn tập tiếng việt (các phương châm hội thoại, cách dẫn gián tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs lê chân Khoa xã hội Họ tên Giáo viên : Nguyễn thị bích thuỷ Kiểm tra bài cũ Cho ví dụ sau Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên, rằng : “ Mã Giám Sinh ” Hỏi quê, rằng : “ Huyện Lâm Thanh cũng gần ” … Mặn nồng một vẻ một ưa Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu Rằng “ mua ngọc đến LamKiều ” Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường? Mối rằng: “ Đáng giá nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!” a- Trong cuộc đối thoại trên nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao? b- Những câu thơ nào sử dụng cách dẫn trực tiếp? Nhờ những dấu hiệu nào mà em biết được đó là cách dẫn trực tiếp? C- Tìm những từ Hán Việt? a) Nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm lịch sự thể hiện ở cách trả lời cộc lốc b) Những câu thơ sử dụng cách dẫn trực tiếp: Hỏi tên, rằng : “ Mã Giám Sinh ” Hỏi quê, rằng : “ Huyện Lâm Thanh cũng gần ” Rằng “ mua ngọc đến LamKiều ” Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường? Mối rằng: “ Đáng giá nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!” c) Từ Hán Việt : viễn khách, tứ tuần, vấn danh sính nghi Tuần 15 – bài 14,15 tiết 73: ôn tập tiếng việt (Các phương vhâm hội thoại, cách dẫn gián tiếp) A lý thuyết I. các phương châm hội thoại 1- Phương châm về lượng 2- Phương châm về chất 3- Phương châm quan hệ 4- Phương châm cách thức 5- Phương châm lịch sự II. Xưng hô trong hội thoại 1- Hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú tinh tế 2- Giàu sắc thái biểu cảm * Chú ý đến đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp III. Cách dẫn trực tiếp và các dẫn gián tiếp 1- Dẫn trực tiếp 2- Dẫn gián tiếp B. Luyện tập Bài 1 1- Phương châm về lượng Khi giao tiếp cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu người giao tiếp, không thừa, không thiếu ví dụ Hỏi : Anh đã ăn cơm chưa? Trả lời : a - Tôi đã ăn rồi. b- Từ lúc mặc cái áo mới thuộc loại hàng hiệu này, tôi vẫn chưa ăn cơm. 2- Phương châm về chất Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực Ví dụ a- Con bò to gần bằng con trâu b- Con bò to gần bằng con voi 3- Phương châm quan hệ Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề Ví dụ Hỏi: Anh đi đâu đấy? Trả lời: a- Tôi đi bơi b- Lớp tôi có người dự giờ 4- Phương châm cách thức Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn rành mạch; tránh cách nói mơ hồ Ví dụ Đem cá về kho 5- Phương châm lịch sự Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác Ví dụ Hỏi: Anh làm ơn cho tôi hỏi đường đi ra ga Hàng Cỏ đi lối nào ạ? Trả lời: a- Bác đi dến ngã tư trước mặt, sau đó rẽ tay phải và đi thẳng là tới ạ Trả lời: b- tới ngã tư và rẽ phải Nêu 1 số từ ngữ dùng cho xưng hô trong Tiếng Việt? Cách sử dụng chúng? Ngôi thứ nhất: tôi, tao, ta, mình, chúng tôi, chúng ta... Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày... Ngôi thứ ba: nó, hắn, bọn chúng, họ... Cách sử dụng: Suồng sã: mày, tao... Thân mật: anh, chị, em... Trang trọng: quý vị, quý ông, quý bà... Nhìn vào hệ thống từ ngữ xưng hô của người Việt em có nhận xét gì? ( so với tiếng Anh, Pháp) Trong giao tiếp dã bao giờ em gặp tình huống không biết xưng hô thế nào chưa? Ví dụ tình huống: + Bố mẹ là thầy cô giáo dạy mình + Em họ, cháu họ hơn mình nhiều tuổi III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Trong 2 ví dụ về cách dẫn sau hãy chỉ ra cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 1- Nhà thơ Ân Độ Ta-go nói rằng: “giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội” Cách dẫn trực tiếp 2- Khi bàn về giáo dục, nhà thơ Ta-go cho rằng giáo dục một người đàn ông ta được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà ta được một gia đình, còn nếu giáo dục một người thầy ta được cả một xã hội. Cách dẫn gián tiếp 1- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; sử dụng dấu (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép (“…”) 2- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; không dùng dấu hai chấm; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. * Trong cả hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp đều có thể dùng thêm từ “ rằng ” hoặc từ “ là ” để ngăn cách phần được dẫn và phần lời của người dẫn Bài 1 Cho các tình huống sau: Tình huống 1 Trong giờ Vật Lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua của sổ : Em cho thầy biết sóng là gì? Học sinh giật mình, bèn trả lời: “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ? Bạn học sinh trên đã vi phạm những phương châm hội thoại nào? - Phương châm quan hệ - Phương châm lịch sự Tình huống 2 Tình huống sau đã vi pham phương châm hội thoại nào? Khoảng 10 giờ tối, bác sĩ nhận một cú điên thoại của ông khách quen đang sống ở quê. Giọng ông khách hốt hoảng: Bác sĩ ơi, thằng bé nhà tôi vừa nuốt cây bút bi của tôi rồi. Mời bác sĩ đến ngay cho! Đường đến nhà ông xa quá, lại đang mưa bão, có lẽ phải vài tiếng đồng hồ nữa tôi mới tới được! Thế trong khi chơ đợi bác sĩ tôi phải làm gì? Thì ông dùng tạm bút chì vậy! Vi phạm phương châm quan hệ Tình huống 3: Tình huống sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Một lão chủ dặn anh đày tớ : -Mày ăn nói cộc lốc, người ta cười cả tao. Từ rày về sau, hễ nói gì thì phải nói có đầu có đuôi , nghe chưa! Một hôm, lão ăn mặc chỉnh tề, ngồi hút thuốc. Anh đầy tớ đứng chắp tay, chậm rãi thưa: - Bẩm ông… - Cái gì?- Lão chủ hỏi. - Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu… - Nghĩa là làm sao? – Lão chủ hỏi, miệng vẫn phì phèo điếu thuốc lá. - Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu, nó nhả tơ ra. Người ta mang ra chợ bán. Người Trung Quốc mua tơ mang về kéo sợi, dệt thành the, rồi mang the sang bán cho ta. Ông mua the về may áo. Hôm nay ông mặc áo vào, ngồi hút thuốc… Nói đến đây, anh đầy tớ cuống quýt: - Tàn thuốc rơi vào áo ông, áo ông đang cháy đấy ạ! Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn tay rồi. Vi phạm phương châm về lượng Bài tập 2: sgk/191 Đọc đoạn trích sau: Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn thiếp vào dinh và hỏi: - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ thế nào? Thiếp nói: - Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp? Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua mang quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. + Nhận xét a. Trong lời thoại ở đoạn trích nguyên văn: - Vua Quang Trung xưng “ Tôi ”( ngôi thứ nhất ) - Nguyễn Thiếp gọi vua Quang Trung là “chúa công” ( ngôi thứ hai ) b. Trong lơi dẫn gián tiếp: Người kể gọi vua Quang Trung là “ nhà vua” , “ vua Quang Trung ” ( ngôi thứ ba ). Bài tập 3: Cho đọan văn trích trong “ Lặng lẽ Sa Pa ” của Nguyễn Thành Long: Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà hoạ sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn. - Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc cô gái. Cô gái bất giác đỏ mặt lên. Bác lái xe kể: - Một thanh niên hai mươi bảy tuổi! Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc rthân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy khúc cây ra đương thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nóichuyện một lát. Kìa, anh ta kia. Những lời gới thiệu lúc ấy làm nhà hoạ sĩ xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ. Ông không chú ý cô con gái cũng víu chặt vào vai ông, nửa vì tò mò, nủa vì để tự vệ để chống lại một cái gì đó. Người côn trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ: - Cái gì thế này? Bác lái xe hỏi - Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì ? Trả lời các câu hỏi: a. Cho biết trong đoạn văn trên tác giả sử dụng những từ ngữ xưng hô nào? Nêu cách sử dụng của các từ ngữ xưng hô như vậy. b. Câu: “Tôi sắp giới thiệu với bác một người cô độc nhất thế gian ” có vi phạm phương châm về chất trong hội thoại hay không ? Vì sao? + Đáp án: a- Các từ ngữ xưng hô: Bác ( lái xe ), tôi, hắn, anh ( thanh niên ), cô gái, cô, anh ta, nhà ( hoạ sĩ ), khách ( đi xe ) , chúng tôi, người ( con trai ), cháu, bác gái… + Cách xưng hô này rất linh hoạt, sống động; nó có tác dụng: - Làm cho ngay từ đầu cuộc đối thoại đã có không khí gần gũi thân mật - Thể hiện tình cảm trìu mến của bác lái xe đối với anh thanh niên và thái độ lễ phép của anh thanh niên đối với người lớn tuổi b- Không vi phạm phương châm về chất vì ở đoạn văn sau bác lái xe đã giả thích rất rõ bằng các lý lẽ và dẫn chứng cho cái ý “ một trong những người cô độc nhất thế gian ” Hướng dẫn về nhà - ôn lại lý thuyết toàn bộ phần Tiếng Việt trong học kỳ 1 - Viết doạn văn trong đó có sử dụng phương châm hội thoại - Chuẩn bị ôn tập kiểm tra Văn và kiểm tra học kỳ

File đính kèm:

  • ppton tap van 9.ppt
Giáo án liên quan