Nguyễn Du ( 1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu
là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia
đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền
thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến
sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ
là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê
- Trịnh.
13 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du I, Nhà thơ Nguyễn Du Tượng đài Nguyễn Du tại Khu lưu niệm Nguyễn Du ở Hà Tĩnh Nguyễn Du ( 1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng, cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” với Nguyễn Du không kéo dài được bao lâu. Nhà thơ mồ côi cha từ năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàncảnh gia đình cũng có tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du. Gia đình Nguyễn Du đã sinh trưởng và lớn lên trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen thay đổi sơn hà”. Phong trào Tây Sơn thất baị, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực. Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Thời đại Con người Nguyễn Du là con người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Khi ra làm quan với nhà Nguyễn (trong hoàn cảnh bắt buộc), ông đã từng đi sứ Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hóa rực rỡ. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải trong cuộc sống… tất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ. Nguyễn Du là con người có trái tim giàu yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du đối với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…… Cụ Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.” Sự nghiệp văn học Chữ Hán Thanh Hiên thi tập Nam trung tạp ngâm Bắc hành tạp lục 243 bài Chữ Nôm Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) Văn chiêu hồn ... Tầm vóc của thiên tài văn học Nguyễn Du là ở cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều. Từ tác phẩm này, Nguyễn Du là người có công đầu trong việc phát triển nền thơ ca dân tộc bằng chữ Nôm. II, Tác phẩm “Truyện Kiều” Giới thiệu chung Kiệt tác Truyện Kiều là loại truyện Nôm bác học, được viết trên cơ sở sẵn có của văn học Trung Quốc. Loại truyện thơ viết bằng chữ Nôm phát triển mạnh mẽ nhất ở nửa cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX. Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát, kể về 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều. Tuy mượn từ cốt truyện Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính điều đó làm nên giá trị bất hủ của tác phẩm. 1. Nguồn gốc Dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân- Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác văn học Truyện Kiều. Nguyễn Du đã sáng tạo từ nghệ thuật tự sự kể chuyện bằng thơ (thể thơ lục bát của dân tộc được vận dụng uyển chuyển) đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên… Tất cả đều mang đậm dấu ấn của đất nước Và tâm hồn người Việt. 2. Tóm tắt tác phẩm Trong tác phẩm, em có ấn tượng gì về nhân vật Thúy Kiều? Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm? 3. Giá trị của tác phẩm Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt thô bạo của tầng lớp thống trị và số phận của những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ Nhà thơ bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người; sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. Cảnh đoàn viên- một trong những cảnh thê hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm b, Giá trị nghệ thuật Truyện Kiều có thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại: Ngôn ngữ: Đến Truyện Kiều, tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm( biểu hiện cảm xúc) mà còn mang chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ). Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc. Ngôn ngữ kể chuyện đã có cả ba hình thức: Trực tiếp (lời nhân vật) gián tiếp (lời tác giả) nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật) Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh những bức tranh sinh động là những bức tranh tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Du là nhà phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy. Nhân vật xuất hiện với cả con người hành động (dáng vẻ bên ngoài) và con người cảm nghĩ (đời sống nội tâm bên trong).
File đính kèm:
- Truyen Kieu Nguyen Du.ppt