Mở đầu kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Vâng, đó là tiếng kêu xé lòng của nhà thơ trước sự tàn bạo của một xã hội đầy rẫy cái ác, nhẫn tâm dày xéo phũ phàng lên nhân phẩm, quyền sống, những ước mơ, khát vọng của con người
Bởi vậy, có thể nói, Truyện Kiều là một bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ phong kiến xấu xa, tàn bạo.
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Truyện Kiều _ Nguyễn Du, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết : Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Vâng, đó là tiếng kêu xé lòng của nhà thơ trước sự tàn bạo của một xã hội đầy rẫy cái ác, nhẫn tâm dày xéo phũ phàng lên nhân phẩm, quyền sống, những ước mơ, khát vọng của con người… Bởi vậy, có thể nói, Truyện Kiều là một bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ phong kiến xấu xa, tàn bạo. Nguyễn Du đã thấy rõ rằng trong cái xã hội mục nát ấy, những tên quan lớn bé chính là đầu mối của mọi bất công, ngang trái … Gia đình viên ngoại họ Vương lương thiện và nàng Kiều thông minh, xinh đẹp, giàu tình cảm lại sống giữa bàn tay sắt của những thế lực vô cùng hắc ám: bọn quan lại phong kiến. Đầu tiên là tên quan xử vụ kiện Vương Ông, Vương Quan: “Tần ngần dạo gót lầu trang, Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về. Hàn huyên chưa kịp giãi dề, Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao:” Một đám người hùng hổ ập tới: “Người nách thước, kẻ tay đao, Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi.” Cả nhà Kiều hốt hoảng. Chúng treo Vương Ông, Vương Quan lên trần nhà, đánh đập: “Rường cao rút ngược dây oan, Dẫu rằng đá cũng nát gan, lọ người!” Sau đó chúng: “Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.” Cả nhà Kiều quỳ gối xin tha nhưng chúng vẫn “phũ tay tồi tàn”. “Hỏi ra sau mới biết rằng: Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ. Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ Tiếng oan dậy đất, án ngờ loà mây,” Hoá ra thằng bán tơ vu oan cho gia đình họ Vương, nhưng quan chẳng cần biết đến điều đó vì đây chính là một dịp để hắn kiếm tiền. Một kẻ nha lại dưới quyền hắn cũng đã nói thẳng rằng: “Tính bài lót đó luồn đây, Có ba trăm lạng, việc này mới xuôi.” Thật là ghê gớm và đê tiện! Đưa gia đình họ Vương vào cảnh tan nát, phá tan mối tình đẹp đẽ của Thuý Kiều-Kim Trọng, đẩy nàng Kiều trong trắng vào chỗ ô nhục, tội phạm đầu tiên là ai nếu không phải là hắn? Tên quan xử vụ kiện Thúc Ông, Thúc Sinh cũng đã định đẩy Kiều trở lại cuộc sông lầu xanh nếu Kiều không có tài thơ phú. “Bề ngoài thơn thớt nói cười,Mà trong nham hiểm giết người không dao.” Hoạn Thư thật đúng là một cô tiểu thư “con quan Lại bộ”, tuy thông minh sắc sảo có thừa nhưng lại cũng có cái phũ phàng tàn nhẫn thâm hiểm của con nhà quý tộc: Hoạn Bà-Hoạn Thư, vợ-con quan Bộ thượng thư, sống xa hoa thừa thãi cũng hết sức độc ác. Nghĩ ra mưu cơ bắt cóc Kiều đem về ngược đãi rồi bày ra cái cảnh gặp gỡ éo le, chua xót giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh:“Cùng trong một tiếng tơ đồng.Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm! Đặc biệt nhất là Hồ Tôn Hiến, “Tổng đốc trọng thần” nhưng chẳng đủ tài trí để đọ với Từ Hải: hắn chỉ thắng Từ Hải bằng tâm địa tráo trở, độc ác. Hắn chẳng dung tha những kẻ đã khuôn mình dưới uy quyền của hắn. Giết xong Từ Hải, hắn còn giở trò lả lơi đối với Thuý Kiều: “Bắt nàng thị yến dưới màn, Giở say, lại ép cung đàn nhặt tâu, … Hạ công chén đã quá say, Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra. Nghĩ mình phương diện quốc gia, Quan trên nhìn xuống, người ta trông vào.” Sau đó hắn lại cưỡng ép nàng phải lấy một viên thổ quan để đến nỗi Kiều phải gieo mình xuống sông Tiền Đường. Giai cấp phong kiến, kẻ vẫn tự xưng là “cha mẹ dân” đã xuất hiện trong Truyện Kiều với những tư cách như vậy, chúng còn tạo ra lắm hạng người độc ác khác. Bên cạnh cường quyền phong kiến là một lũ lưu manh vì: trong tay sẵn có “đồng tiền” nên tha hồ hoành hành làm hại những người lương thiện. Đầu tiên, là tên Mã Giám Sinh bất nhân, bất nghĩa, giả dối, vì tiền: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao,” Hắn đã xem Kiều như một món hàng để trao đổi, mua bán: “Đắn đo cân sắc cân tài, Eùp cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ. Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn mươi.” Qua đó đã bộc lộ rõ phẩm chất con buôn vì tiền của Mã Giám Sinh. Tiếp theo đó là mụ Tú Bà: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da, Aên gì cao lớn đẫy đà làm sao?” Tha hồ đánh đập Kiều, bắt Kiều phải tiếp khách ở lầu xanh Và đây, tên Sở Khanh “bạc tình nổi tiếng lầu xanh” : “Một chàng vừa trạc thanh xuân, Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng.” Vẫn có thể vừa lừa gạt Kiều vừa hành hung nàng… Đồng tiền là động lực chính đã khiến bọn quan lại, bọn lưu manh áp bức, đày đoạ dân lành. ở xã hội Truyện kiều, đồng tiền không chỉ chà đạp lên quan hệ đạo đức của con người như ở thời Nguyễn Bỉnh Khiêm trước đây “Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi.” Hay như Nguyễn Công Trứ lên án sau này: “Tiền tài hai chữ son khuyên ngược, Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi! Với hình tượng Thuý Kiều, Nguyễn Du đã cho ta thấy cái đen tối ngột ngạt của xã hội phong kiến Việt Nam trên con đường khủng hoảng tan rã. Cái nhìn sắc sảo và tấm lòng nhân đạo đã giúp Nguyễn Du vạch được tác dụng tàn phá hung bạo của đồng tiền đối với cuộc sống yên lành của con người: Một ngày lại thói sai nha Làm cho khốc haị chẳng qua vì tiền Những tổng đốc trọng thần, những Hoạn Bà, Hoạn Thư, những Tú Bà, Sở Khanh… đều là sự phản ánh nghệ thuật của nhiều nhân vật trong xã hội Việt Nam thế kỷ thứ XVIII. Và những con người Việt Nam, trong những người phụ nữ Việt Nam bị áp bức xưa kia nhìn thấy cuộc đời mình qua tấm gương oan khổ của đời Kiều. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng than vãn của một người chinh phụ, lời oán than của một nàng cung nữ, niềm uất hận của một Hồ Xuân Hương lại vang lên đồng thời với “khúc đoạn trường” của một Thuý Kiều. Con người bị áp bức nhìn thấy ở đó nỗi niềm đau khổ, họ cũng tìm thấy ở đó sự uất hận đối với chế độ phong kiến bạo tàn. Vì thế kỷ thứ XVIII trong lịch sử Việt Nam là thế kỷ phong kiến thẳng tay áp bức nhưng cũng là thế kỷ vùng dậy của nông dân. Truyện Kiều đã kích động trái tim chúng ta, làm cho ta phải căm phẫn trước hình tượng của những tên đại thần vô liêm sỉ, gian trá, những tên tham quan ô lại,những tên sai nha hống hách, những bọn quý tộc nham hiểm “ giết người không dao”, những tên đầu trâu mặt ngựa tham tàn … Chúng là lũ ma quỷ hoành hành giữa cõi người ta. Điều ấy đã giúp cho Truyện Kiều có được một sức sông lâu dài, sâu sắc trong lòng những con người Việt Nam. Phải cĩ những người bạn tốt. PHẦN TRÌNH BÀY CỦA CHÚNG TÔI ĐÃ HOÀN THÀNH. MÒI CÁC BẠÏN ĐẶT CÂU HỎI
File đính kèm:
- Truyen Kieu(3).ppt