Bài giảng Trạng ngữ

Con vừa học bài “Trạng ngữ” phải không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm những điều lý thú về trạng ngữ. Nhưng trước hết, con hãy trả lời một số câu hỏi đã nhé.

 

ppt47 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Trạng ngữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào con! Con vừa học bài “Trạng ngữ” phải không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm những điều lý thú về trạng ngữ. Nhưng trước hết, con hãy trả lời một số câu hỏi đã nhé. Con đã học về trạng ngữ rồi. Vậy theo con trạng ngữ là: Bộ phận chính của câu Bộ phận phụ của câu Chưa đúng đâu. Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ thì vẫn có nghĩa. Vậy bây giờ con hãy trả lời lại xem trạng ngữ là: Bộ phận phụ của câu Bộ phận chính của câu Con biết không câu chỉ có hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ còn trạng ngữ là bộ phận phụ của câu đấy. Bây giờ, con hãy đọc kỹ câu: “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” và trả lời xem trạng ngữ trong câu trên là: Vào một đêm cuối xuân 1947 Vào một đêm cuối xuân, khoảng hai giờ sáng Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác Đúng rồi nhưng chưa đủ đâu. Con hãy đọc kỹ câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” và trả lời lại xem Các trạng ngữ trong câu trên là: Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác Rất đúng. Nhưng vẫn còn thiếu đấy. Con biết không trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” có tới ba trạng ngữ cơ đấy. Các trạng ngữ trong câu trên là: Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác Con đã tìm rất đúng trạng ngữ của câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” rồi đấy. Vậy theo con, trong một câu: Chỉ có một trạng ngữ Có một hoặc nhiều trạng ngữ Có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ và cũng có thể không có trạng ngữ nào. Chưa đúng đâu. ở câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” có ba trạng ngữ. Vậy thì trong một câu có thể: Có một hoặc nhiều trạng ngữ Có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ và cũng có thể không có trạng ngữ Đúng rồi nhưng con biết không, ngoài ra câu cũng có thể không cần trạng ngữ đấy. Như vậy, con đã biết thêm nhiều kiến thức mới về trạng ngữ rồi đấy. Bây giờ chúng ta xem tiếp nhé. Bây giờ, con xem tiếp nhé. Theo con, trạng ngữ trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” có ý nghĩa: Chỉ thời gian xảy ra sự việc Chỉ không gian xảy ra sự việc Chỉ thời gian và không gian xảy ra sự việc Rất chính xác! Nhưng như thế vẫn còn chưa đủ đâu. Con hãy đọc kỹ và trả lời lại nhé: Các trạng ngữ trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” có ý nghĩa: Chỉ không gian xảy ra sự việc Chỉ thời gian và không gian xảy ra sự việc Rất chính xác! Nhưng như thế vẫn còn chưa đủ đâu. Con hãy đọc kỹ và trả lời lại nhé: Các trạng ngữ trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” có ý nghĩa: Chỉ thời gian xảy ra sự việc Chỉ thời gian và không gian xảy ra sự việc Chỉ thời gian và không gian xảy ra sự việc Vậy là con đã không đọc kỹ rồi. Trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” các trạng ngữ có ý nghĩa: Con đã tìm rất đúng rồi đấy. Điều đó có nghĩa là trong một câu, các trạng ngữ có thể bổ sung các chi tiết khác nhau của nhiều loại ý nghĩa khác nhau cho câu. Chẳng hạn, trạng ngữ có thể bổ sung cho câu về nguyên nhân, nơi chốn... Chúng ta cùng khám phá tiếp nhé. Theo các con, trạng ngữ chỉ thời gian trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” nhằm bổ sung ý nghĩa cho câu về: Thời điểm diễn ra sự việc Khoảng thời gian diễn ra sự việc Thời điểm và khoảng thời gian diễn ra sự việc Đúng rồi. Nhưng ngoài ra trạng ngữ còn bổ sung ý nghĩa cho câu về: Khoảng thời gian diễn ra sự việc Con không biết Đúng rồi. Nhưng ngoài ra trạng ngữ còn bổ sung ý nghĩa cho câu về: Thời điểm diễn ra sự việc Con không biết Trạng ngữ chỉ thời gian trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” bổ sung ý nghĩa cho câu cả về thời điểm và khoảng thời gian diễn ra sự việc Con đã phát hiện rất đúng đấy. Trạng ngữ chỉ thời gian trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” bổ sung cho câu hai chi tiết về thời điểm (khoảng 2 giờ sáng) và khoảng thời gian diễn ra sự việc (vào một đêm cuối xuân). Như vậy có nghĩa là trạng ngữ trong câu bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại ý nghĩa cho câu đấy. Vậy, theo con, trạng ngữ trong một câu: Chỉ bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại ý nghĩa cho câu Chỉ bổ sung các chi tiết khác nhau của nhiều loại ý nghĩa khác nhau cho câu Có thể bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại ý nghĩa hoặc của nhiều ý nghĩa khác nhau cho câu Chưa đúng đâu. Trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” có các trạng ngữ chỉ thời gian và không gian đúng không nào? Bây giờ con hãy đọc kỹ và trả lời lại xem nhé. Trạng ngữ trong một câu: Chỉ bổ sung các chi tiết khác nhau của nhiều loại ý nghĩa khác nhau Có thể bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại ý nghĩa hoặc của nhiều loại ý nghĩa khác nhau Con không đọc kỹ rồi. Trong câu “Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà ven đường.” các trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung ý nghĩa cho câu về thời điểm và khoảng thời gian diễn ra sự việc.Ngoài ra còn có các trạng ngữ chỉ không gian, đúng không nào? Bây giờ con hãy trả lời xem trạng ngữ trong một câu: Có thể bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại ý nghĩa hoặc của nhiều loại ý nghĩa khác nhau Con không biết Không sao đâu. Trạng ngữ trong một câu có thể bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại ý nghĩa hoặc của nhiều loại ý nghĩa khác nhau. Như vậy là chúng ta đã biết thêm rằng trạng ngữ có thể bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại nghĩa hoặc của nhiều loại ý nghĩa khác nhau cho câu. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé! Bây giờ ta xét tiếp về cấu tạo của trạng ngữ nhé. Theo con thì : Trạng ngữ là một cụm từ do nhiều từ kết hợp lại Trạng ngữ có thể là một từ hoặc là một cụm từ do nhiều từ kết hợp lại Đúng đấy nhưng chưa đủ đâu. Con hãy tìm trạng ngữ trong câu sau: “Mai cả lớp ta sẽ đi thăm quan. “ rồi trả lời xem: Trạng ngữ có thể là một từ hoặc do nhiều từ kết hợp lại Trạng ngữ phải là một cụm từ do nhiều từ kết hợp lại Vậy là con đã tự mình khám phá thêm nhiều điều mới về trạng ngữ rồi đấy. Con biết không: Mỗi câu có thể có một trạng ngữ hoặc nhiều trạng ngữ Trạng ngữ có thể là một từ hoặc do nhiều từ kết hợp lại Trạng ngữ có thể bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại ý nghĩa hoặc của nhiều loại ý nghĩa khác nhau cho câu Trạng ngữ có thể là một từ hoặc là một cụm từ do nhiều từ kết hợp lại Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé. Theo con thì trong một câu, trạng ngữ: Luôn đứng trước nòng cốt câu Có thể đứng trước hoặc sau nòng cốt câu Con hãy xem ví dụ sau: Hoa hồng rực rỡ, ngát hương thơm, trước sân nhà Con sẽ dễ dàng tìm được trạng ngữ trong câu trên phải không? Bây giờ con hãy trả lời lại nhé: Trong một câu, trạng ngữ: Có thể đứng trước hoặc sau nòng cốt câu Luôn đứng trước nòng cốt câu Vậy theo con trạng ngữ trong câu: Được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy Có thể được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy hoặc không cần ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy Không cần ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy Vậy là con đã không quan sát kỹ rồi, trạng ngữ có thể đứng trước hoặc sau nòng cốt câu đấy Chưa đúng đâu. Con chắc sẽ dễ dàng tìm được trạng ngữ trong câu sau phải không? - Hôm nay trời thật đẹp Bây giờ con chẵc sẽ trả lời được trạng ngữ trong câu Được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy hoặc không cần dùng dấu phẩy để ngăn cách nòng cốt câu với trạng ngữ Phải được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy Đó cũng chính là một cách để con tìm trạng ngữ trong câu đấy. Nhưng con cần chú ý rằng nếu trạng ngữ đứng ở cuối câu thì bắt buộc phải có dấu phẩy ngăn cách giữa trạng ngữ và nòng cốt câu. Chẳng hạn như trong câu dưới đây: Lá cờ đỏ tung bay trong gió, trên sân trường. Trạng ngữ ở đây là cụm từ “trên sân trường” và được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy. Chưa chính xác đâu. Con biết không, trạng ngữ có thể được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy hoặc không cần dùng dấu phẩy để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu Khi câu có nhiều trạng ngữ thì theo con các trạng ngữ trong câu: Được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy Được nối với nhau bằng từ “và” Có thể được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc ngăn cách với nhau bằng từ “và” Đúng rồi. Nhưng ngoài ra các trạng ngữ còn Được nối kết với nhau bằng từ “và” Con không biết Rất chính xác. Nhưng trạng ngữ còn: Có thể ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy Con không biết Rất đúng. Con biết không, các trạng ngữ trong một câu có thể ngăn cách nhau bằng dấu phẩy hoặc có thể nối với nhau bằng từ “và”. Các trạng ngữ trong một câu có thể ngăn cách nhau bằng dấu phẩy hoặc có thể nối với nhau bằng từ “và”. Chúc mừng con! Như vậy là con đã tự mình học xong bài “Trạng ngữ” rồi đấy. Con hãy ghi nhớ nhé: Mỗi câu có thể có một trạng ngữ hoặc nhiều trạng ngữ Trạng ngữ có thể bổ sung các chi tiết khác nhau của cùng một loại ý nghĩa hoặc của nhiều loại ý nghĩa khác nhau Trạng ngữ có thể là một từ hoặc do nhiều từ kết hợp lại Trạng ngữ có thể được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy hoặc không cần ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy Các trạng ngữ trong một câu có thể được nối với nhau bằng từ “và” hoặc được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy Con đã biết thêm được rất nhiều điều thú vị về trạng ngữ và có thể vận dụng những kiến thức đó khi viết câu. Bây giờ con hãy làm một số bài tập nhé. Bài 1. Câu sau có mấy trạng ngữ? Nói rõ ý nghĩa của từng trạng ngữ của câu (trạng ngữ loại gì?). Con hãy gạch chân dưới các trạng ngữ. - Hồi ấy ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn là bác Lê. - Mùa hè hoa phượng nở đỏ rực trên sân trường. - Sáng sáng, vào lúc 6 giờ, em thường cùng với bố dậy tập thể dục trên sân thượng. - Nhờ chăm chỉ học tập, cuối năm, Kiên đã vượt lên đứng đầu lớp. Bài 2. Sắp xếp các từ ngữ sau đây thành câu có các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ-vị ngữ (dùng dấy phẩy(,) để ngăn cách hoặc dùng từ và để nnối các trạng ngữ) - Các từ ngữ làm trạng ngữ: lúc tảng sáng, ở quãng đường này, lúc chập tối. - Các từ ngữ làm chủ ngữ-vị ngữ: dân làng, qua lại rất nhộn nhịp * Con hãy đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, một câu có trạng ngữ chỉ mục đích. Con đã học bài và làm bài rất tốt rồi đấy. Con hãy ghi nhớ những kiến thức vừa học để có thể vận dụng trong khi nói và trong khi viết nhé. Cảm ơn con !

File đính kèm:

  • pptTien Viet.ppt
Giáo án liên quan