Bài giảng Tổng kết từ vựng ( tiếp theo)
1/Từ đơn - từ phức.
2/Thành ngữ - tục ngữ.
3/ Nghĩa của từ.
4/Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
5/ Từ đồng âm.
6/Từ đồng nghĩa.
7/Từ trái nghĩa.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tổng kết từ vựng ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong hai tiết vừa qua, các em đã được hướng dẫn tổng kết những đơn vị kiến thức nào về từ vựng? ? Những đơn vị kiến thức về từ vựng đã được ôn tập bao gồm: 1/Từ đơn - từ phức. 2/Thành ngữ - tục ngữ. 3/ Nghĩa của từ. 4/Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 5/ Từ đồng âm. 6/Từ đồng nghĩa. 7/Từ trái nghĩa. 8/ Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ. 9/ Trường từ vựng. 10/ Sự phát triển của từ vựng. 11/ Từ mượn. 12/ Từ Hán Việt. 13/ Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. 14/ Trau dồi vốn từ. Các cách phát triển từ vựng. Phát triển số lượng từ ngữ. Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. 1 Tạo từ ngữ mới. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2 3 Bài 1/135 ( phần I ): Điền nội dung thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau. Bài tập: Nối các nội dung kiến thức ở cột A với khái niệm ở cột B cho hợp lí. Bài tập 2/ 135 ( phần II ). Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau: Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ. B. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là sự ép buộc của nước ngoài. C. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. D. Ngày nay, vốn từ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa. Đáp án đúng Đáp án sai b a c d Đáp án sai Đáp án sai Bài tập 3/ 136 ( phần II ) Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,…? Đáp án: Những từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,…: đã được Việt hoá hoàn toàn. Về âm, nghĩa và cách dùng không khác gì những từ thuần Việt. Những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,…: chưa được Việt hoá hoàn toàn. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết và mỗi âm tiết trong từ không có nghĩa gì. Bài 2/ 136 ( phần III ) Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt. B. Từ Hán Việt là một bộ phận quan trọng của lớp từ mượn tiếng Hán. C. Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt. D. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán. đáp án đúng b a c d Đáp án sai Đáp án sai Đáp án sai Các hình thức trau dồi vốn từ. Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. 1 2 Bài 1/136 ( phần V ): Điền nội dung thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau. Tìm hiểu thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ. Bài tập 2/136 ( phần V ) Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh. đáp án: Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành. Bảo hộ mậu dịch: bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình. Dự thảo: Thảo ra hoặc bản thảo để đưa thông qua. Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu. v.v … Bài tập 3/136 ( phần V ) Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau. Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới. b. Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân. c. Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam. đáp án: béo bổ -> béo bở. đạm bạc -> tệ bạc. tấp nập -> tới tấp. Hướng dẫn học bài ở nhà. Ôn lại các kiến thức về: sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ. Hoàn chỉnh bài tập 2/136 (phần V ) Đọc kĩ bài “ Nghị luận trong văn bản tự sự” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
File đính kèm:
- Tong ket tu vung TIEP THEO(1).ppt