Bài giảng Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng ta sẽ học hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy rõ điều đó.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đọc thuộc lòng chín câu tục ngữ về con người và xã hội. Phân tich câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Yêu cầu trả lời: Đọc thuộc chín câu tục ngữ về con người và xã hội rõ ràng, lưu loát. Phân tích: Nêu được các ý: Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ: Quả: có các nghĩa: + Nghĩa thực : Loại trái cây ta thường ăn. + Nghĩa bóng: kết quả của lao động, thành quả của cách mạng. Kẻ trồng cây: +Nghĩa thực: Người lao động trồng cây cho ta ăn quả. + Nghĩa bóng: người đen lại thành quả cho ta hưởng như: anh hùng, liệt sĩ, cha mẹ, thầy, cô giáo, Đảng, nhà nước … GIỚI THIỆU BÀI: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng ta sẽ học hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy rõ điều đó. I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH: 1/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Bài văn trích trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam ( tên gọi từ năm 1951 đến năm 1975 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay ). Tên bài là do người soạn sách đặt. 2/ Hiểu nghĩa từ: dùng mắt đọc thầm lướt qua các chú thích còn lại trong sách giáo khoa. II/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc văn bản: Hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, lưu loát. 2. Hiểu văn bản: -Bài văn được xem là bài văn mẫu mực của thể loại văn chứng minh. Bố cục gồm ba phần: + Mở bài: từ đầu … nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước: Nêu luận điểm chứng minh, triển khai làm rõ luận điểm. + Thân bài: tiếp …nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chia làm hai luận điểm phụ: * Lịch sử … anh hùng: C/m tinh thần yêu nước của dân ta trong L/s chống ngoại xâm * Còn lại: C/m tinh thân yêu nước của dân Ta trong k/c chống thực dân Pháp. +Kết bài: Khẳng định giá trị lòng yêu nước đề ra nhiệm vụ phát huy lòng yêu nước. Câu hỏi: Bài văn có thể chia làm mấy phần? Hẫy chia đoạn cho bài văn và đặt tiêu đề cho từng đoạn. III/ PHÂN TÍCH: 1/ Vấn đề nghị luận và câu chốt trong bài văn Vấn đề nghị luận được thâu tóm trong câu chốt đứng đầu đoạn văn mở bài: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Các câu còn lại triển khai làm rõ luận điểm Giới hạn phạm vi chứng minh Câu hỏi: - Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Hãy tìm câu chốt ( câu chủ đề ) trong phần mở bài. 2/ Cách sắp xếp dẫn chứng để chứng minh: Dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự thời gian: + Trong lịch sử chống ngoại xâm: chọn các tấm gương tiêu biểu của các anh hùng dân tộc từ thế kỉ I đến thế kỉ XVIII. + Trong kháng chiến chống thực dân Pháp: Dùng câu có kết cấu “ Từ … đến” để liệt kê các lứa tuổi, vùng miền, thành phần xã hội. giới tính … Nhận xét: Dẫn chứng cụ thể, chính xác, tiêu biểu, toàn diện được sắp xếp theo thời gian làm nổi bật truyền thống yêu nước của dân ta. Câu hỏi: Để chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong công cuộc chống ngoại xâm tác giả đã sắp xếp dẫn chứng theo trình tự nào nào? 3/ Nghệ thuật chứng minh: Bố cục: Gồm ba phần: + Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh. + Thân bài: Triển khai luận điểm chính thành hai luận điểm phụ và lần lượt chứng minh từng luận điểm. + Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm, đề ra nhiệm vụ phát huy lòng yêu nước. Lập luận: chặt chẽ, bằng nhiều hình thức: + Toàn bài: Lập luận tương đồng theo trục dọc ( theo bố cục ). + Mở bài: Lập luận theo quan hệ nhân - quả. + Đoạn 3: Tổng – phân – hợp. + Kết bài: Tương đồng theo chiều ngang. Dẫn chứng: cụ thể, chính xác, tiêu biểu, toàn diện. Hình ảnh so sánh: sát hợp, nổi bật. Ngôn ngữ: trong sáng, giản dị. Câu hỏi: Em có nhận Xét gì về bố cục, cách lập luận cách dùng dẫn chứng.cách dùng hình ảnh so sánh, ngôn ngữ trong bài văn chứng minh? IV/ TỔNG KẾT: Ghi nhớ sách giáo khoa. V/ Luyện tập Câu hỏi: Hãy chứng minh nhận định: Bài Tinh thần yêu nước của nhân dânta là bài văn chứng minh mẫu mực, tiêu biểu. Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là bài văn chúng minh mẫumực, tiêu biểu là vì: Mẫu mực về bố cục. Mẫu mực trong cách lập luận để trình bày luận điểm, luận cứ. Mẫu mực trong việc sử dụng dẫn chứng và sắp xếp dẫn chứng. Mẫu mực trong phong cách: dùng hình ảnh so sánh, sử dụng ngôn từ. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: - Đọc lại bài văn, nắm chắc phần phân tích văn bản, thuộc phần ghi nhớ sách giáo khoa. - Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu đến tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. - Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thái Mai.

File đính kèm:

  • pptNgu van 7(22).ppt