I.Đề bài:
chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , Uống nước nhớ nguồn”
Để làm bài văn lập luận chứng minh theo đề đã nêu , em sẽ đi theo những bước nào ?
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước :
32 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 97, 98: Luyện Tập Lập Luận Chứng Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV:NGUYỄN THỊ THU THỦY TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Kính Chào Quí Thầy Cô Và Các Em Học Sinh Chúc các em có một tiết học vui vẻ Môn : Ngữ văn Tiết 97, 98: Luyện Tập Lập Luận Chứng Minh Chúc các em có một tiết học vui vẻ Kiểm Tra Bài Cũ A. Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nha:ø B. Bài mới : Tiết 97, 98 : Luyện tập lập luận chứng minh I. Đề bài: Tiết 97, 98 : Luyện tập lập luận chứng minh I.Đề bài: chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , Uống nước nhớ nguồn” Để làm bài văn lập luận chứng minh theo đề đã nêu , em sẽ đi theo những bước nào ? ? Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước : 1. Tìm hiểu đề, tìm ý 2. Lập dàn bài 3. Viết bài 4. Đọc lại và sửa chữa II. Trình tự làm bài: Tìm hiểu đề và tìm ý : a. Tìm hiểu đề : Tiết 97, 98 : Luyện tập lập luận chứng minh I. Đề bài: II Trình tự làm bài 1. Tìm hiểu đề và tìm ý a. Tìm hiểu đề : ? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì ? Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là gì ? Hai câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp là nhớ ơn người trồng cây, người khơi nguồn nước mà đưa ra một đạo lí sống đẹp của người Việt Nam đó là : Luôn biết ơn, nhớ ơn người đã tạo ra của cải, vật chất và tinh thần cho chúng ta được hưởng hôm nay. - Luận điểm cần phải chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng , là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam . Yêu cầu lập luận ở đây đòi hỏi phải như thế nào ? ? - Yêu cầu lập luận : Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để chứng minh luận điểm đó là đúng đắn . Tiết 97, 98 : Luyện tập lập luận chứng minh I. Đề bài: II Trình tự làm bài 1. Tìm hiểu đề và tìm ý a. Tìm hiểu đề : b. Tìm ý: -Nếu được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải rõ nghĩa của hai câu tục ngữ ấy không ? Vì sao ? - Em sẽ diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ ấy như thế nào ? ( nếu xét thấy sự diễn giải đó cần thiết ) b. Tìm ý : Trong thực tế và trong thơ văn - Việc diễn giải rõ hơn ý nghĩa của hai câu tục ngữ là cần thiết .Bởi lẽ đề đưa ra vấn đề dưới hình thức hai câu tục ngữ với lối ẩn dụ , bằng hình ảnh kín đáo , sâu sắc có thể người đọc chưa hiểu đúng , hiểu hết ý nghĩa của đề . ? Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không ? Hãy kể một số lễ hội mà em biết ? * Ngày Quốc Tế Phụ nữ (8 – 3) * Ngày thương binh liệt sĩ (27 - 7 ) * Ngày Nhà Giáo Viêït Nam (20 - 11) * Cúng giỗ trong gia đình * Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27- 2) *lễ hội đền Hùng mùng mười tháng ba - Toàn dân biết ơn Đảng , Bác Hồ. - Học trò biết ơn thầy cô giáo . - Các phong trào đền ơn đáp nghĩa : áo lụa tặng bà , xây nhà tình nghĩa , hành trình về nguồn , viếng mộ liệt sĩ . . . ? Đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” gợi cho em những suy nghĩ gì ? Tiết 97, 98 : Luyện tập lập luận chứng minh I. Đề bài: II Trình tự làm bài 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài 2. Lập dàn bài: ? 1. Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh 2. Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn 3. Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh Chú ý :Lời văn phần kết nên hô ứng với phần mở bài. ? Theo em nên sắp xếp trình tự lập luận như thế nào cho hợp ? Dựa vào đâu mà em xác định được trình tự đó ? Đề bài yêu cầu chứng minh theo chiều dọc lịch sử, theo trình tự thời gian từ xưa đến nay. Phần thân bài trình bày theo 2 luận điểm chính : Từ xưa . . . Đến nay . . . Thảo luận nhóm Lập dàn bài Dàn bài tham khảo 1. Mở bài :Nêu luận điểm cần được chứng minh. - Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng – là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. - Đạo lí đó được đúc kết qua hai câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , “ Uống nước nhớ nguồn”. Tiết 97, 98 : Luyện tập lập luận chứng minh I. Đề bài: II Trình tự làm bài 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài 2..Thân bài : Nêu lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh luận điểm Giải thích ngắn gọn nội dung đạo lí, làm rõ vấn đề cần chứng minh . Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lý đó. a. Từ xưa : + Các lễ hội văn hóa + Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên + Học trò biết ơn thầy cô giáo. b. Ngày nay, đạo lý ấy vẫn được tiếp tục phát huy. + Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ. + Các phong trào đền ơn đáp nghĩa. 3. Kết bài: - Khẳng định giá trị và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ - Tự hào và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp đó. THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN - Có mấy cách viết phần mở bài? - Nêu các cách viết phần kết bài ? - Đi thẳng vào vấn đề - Suy từ cái chung đến cái riêng - Suy từ tâm lí con người ? - Đi thẳng vào vấn đề - Suy từ cái chung đến cái riêng - Suy từ tâm lí con người Mở bài: 1. Đi thẳng vào vấn đề: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng là một đạo lí sống đẹp của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay. Vì vậy mà tục ngữ có câu:” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” , “Uống nước nhớ nguồn.” Kết bài 1. Đi thẳng vào vấn đề: Hai câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” kín đáo mà sâu sắc, nhắc nhở chúng ta nhiều điều về lẽ sống, về đạo đức và nghĩa tình cao đẹp của con người. Tham khảo Mở bài: 2. Suy từ tâm lí con người: Ở đời người nhân hậu làm ơn không bao giờ nghĩ đến chuyện trả ơn. Nhưng lòng biết ơn luôn nhắc nhở mọi người, đó là đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, được đúc kết qua hai câu tục ngữ:”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Kết bài 2. Suy từ tâm lý con người: Tóm lại, hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” giúp ta hiểu rõ đạo lý làm người. Lòng biết ơn, nhớ ơn là tình cảm cao quý, là nghĩa tình cao đẹp của con người.Vì vậy chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó để xứng đáng với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Tham khảo Tham khảo lại đoạn văn chứng minh của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ các kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải….Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. - Từ … đến - Từ … đến - Từ … đến - Từ … đến - Từ … đến - Từ … đến Những cử chỉ cao quí đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước Trình tự lập luận - Viết đoạn văn phần thân bài Viết đoạn văn chứng minh: học trò biết ơn thầy cô giáo ĐOẠN VĂN THAM KHẢO: Một trong những truyền thống thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là tình cảm của học trò đối với thầy cô giáo. Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. Từ xưa đến nay đã có biết bao lời hay ý đẹp nói lên tình cảm thầy trò, tôn vinh nghề dạy học, đặc biệt nói lên lòng biết ơn sâu nặng của lớp lớp học trò đối với những người thầy kính yêu của mình “Không thầy đố mày làm nên”. Lòng biết ơn không chỉ thể hiện ở thái độ cung kính, yêu mến mà còn tỏ rõ trong học tập. Học giỏi để trả nghĩa thầy không chỉ thể hiện trong mấy ngày lễ tết, ngày 20 tháng 11 hàng năm, trong mỗi giờ, mỗi ngày lên lớp… mà trong suốt cả cuộc đời. Học trò thầy Chu Văn An dám lấy cái chết để cứu dân và trả ơn thầy (truyện “Đầm mực”). Đã có bao học sinh của thầy Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) theo gương thầy đi làm Cách mạng. Lòng kính yêu và biết ơn thầy cô giáo là một tình cảm thiêng liêng và rất tự nhiên, bởi lẽ không ai có thể trở thành người mà không có thầy dạy dỗ giúp đỡ. Xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh, tình cảm ấy càng được đề cao. BÀI TẬP CỦNG CỐ A. SẮP XẾP LẠI CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH THEO ĐÚNG TRÌNH TỰ: a. Tìm hiểu đề , tìm ý b. Viết bàiù c. Lập dàn bài d.Đọc bài và sửa chữa B. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT 1. Lí do nào làm cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục: a. Luận điểm nêu rõ ràng, xác đáng b. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận c.Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm d. Không đưa dẫn chứng , chỉ đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm 2.Phần mở bài của bài văn lập luận chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì ? a. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh b. Nêu được luận điểm cần chứng minh c. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm d. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh B. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT 3. Trong phần thân bài của bài văn lập luận chứng minh người viết cần phải làm gì ? d. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh b. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết c. Chỉ cần gọi tên luận điểm được chứng minh a. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng Bài vừa học: - Ôn lại trình tự làm bài văn lập luận chứng minh. - Tập viết các đoạn còn lại, hoàn chỉnh bài viết vào vở tập. - Chuẩn bị tốt kỹ năng làm bài văn lập luận chứng minh, vận dụng vào bài viết số 5 ở tuần sau. Hướng dẫn tự học Bài sắp học: Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Đọc phần chú thích *, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Đọc văn bản, tìm hiểu trình tự lập luận và bố cục bài văn. - Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào? Nhận xét về nghệ thuật chứng minh? - Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì? - Sưu tầm trong thơ, văn, những mẩu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác Hồ. Hướng dẫn tự học Xin cảm ơn Kính chào tạm biệt ! Chào Tạm Biệt Bài học kết thúc Môn : Văn Giáo Viên Thực Hiện : Nguyễn Thị Thu Thủy Trường THCS Quang Trung
File đính kèm:
- Luyen tap lap luan chung minh.ppt