Bài giảng tiết 95: Ẩn dụ

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Sơ đồ cấu tạo đầy đủ của phép so sánh

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 95: Ẩn dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này. KIỂM TRA BÀI CŨ So sánh là gì? Vẽ sơ đồ cấu tạo của phép so sánh. - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Sơ đồ cấu tạo đầy đủ của phép so sánh GIỚI THIỆU BÀI: Khi nói ( viết ) người ta còn ví von sự vật này với sự vật khác một cách kín đáo. Đó là phép ẩn dụ. Vậy ẩn dụ giống và khác nhau với phép so sánh? Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu phép tu từ ẩn dụ. Tiết 95: ẨN DỤ Thực hiện: Lê Anh Chới, THCS Phan Chu Trinh, Tp Buôn Ma Thuột. I/ ÂN DỤ LÀ GÌ? 1/ Phân tích ngữ liệu: Cụm từ Người Cha trong Khổ thơ này là chỉ Bác Hồ. Có thể ví như vậy là vì Bác yêu thương, chăm sóc cho từng chiến sĩ giống như người cha chăm sóc các con. Giống nhau: Đều đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có những nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh? Khác nhau: Ẩn dụ So sánh Trên văn bản có đầy đủ sự vật được so sánh ( vế A ), sự vật dùng để so sánh ( vế B ), từ chỉ phương diện so sánh, từ dùng để so sánh. Ví dụ: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. Trên văn bản chỉ có sự vật dùng để so sánh ( vế B ), sự vật được so sánh ( vế A ) bị ẩn đi, không có từ chỉ phương diện so sánh, từ dùng để so sánh. Ví dụ: Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. Vậy, thế nào là phép tu từ ẩn dụ? 2. Ghi nhớ: Ghi nhớ sgk/ 68 II/ CÁC KIỂU ẨN DỤ 1. Phân tích ngữ liệu: - Các từ in nghiêng dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy? Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. ( Nguyễn Đức Mậu ) -lửa hồng chỉ hoa râm bụt, vì màu hoa râm bụt cũng đỏ như màu lửa - Thắp: cách phô diễn - Từ in nghiêng sau dùng hiện tượng gì? Tại sao có thể ví như vậy: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.( Tục ngữ ) - Ăn quả chỉ cách thức hưởng thụ những thành quả của người gây dựng nên ẩn dụ hình thức. ẩn dụ cách thức. ẩn dụ cách thức. - Cụm từ người cha mái tóc bạc trong câu thơ sau là chỉ ai? Tại sao có thể ví von như vậy? Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho anh nằm. ( Minh Huệ ) - Cụm từ “ Người Cha mái tóc bạc” chỉ Bác Hồ, vì Bác Hồ yêu thương, chăm sóc cho từng chiến sĩ như người cha chăm sóc cho con. - Cách dùng từ trong cụm từ in nghiêng dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường? Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quảng. - Người ta thường nói: nắng vàng tươi, nắng vàng hoe để chỉ màu sắc của nắng. Khi nói nắng giòn tan là có sự chuyển đổi cảm giác. - Hãy cho biết các kiểu ẩn dụ thường gặp. 2. Ghi nhớ: Ghi nhớ sgk/ 69 ẩn dụ phẩm chất. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. III/ LUYỆN TẬP Bài tập 1: So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt: - Cách 1: diễn đạt bình thường. - Cách 2: Sử dụng so sánh - Cách 3: Sử dụng ẩn dụ. So sánh và ẩn dụ là phép tu từ tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường. Nhưng ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc hơn. Bài tập 2: Thảo luận nhóm. Yêu cầu trả lời: a/ Ăn quả có nét tương đồng về cách thức “ sự hưởng thụ thành quả lao động”, còn “ kẻ trồng cây” có nét tương đồng về phẩm chất với “người lao động, người gây dựng ( tạo ra thành quả )”. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ đến công ơn người lao động đã vất vả mới tạo ra được thành quả đó. b/ Mực, đen có nét tương đồng về phẩm chất với “ cái xấu”, đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với “ cái tốt, cái hay, cái tiến bộ”. c/ Thuyền chỉ “ người đi xa”, bến chỉ “ người ở lại”. Đây là những ẩn dụ phẩm chất. d/ Mặt Trời ( câu 2) được dùng để chỉ Bác Hồ,vì có nét tương đồng về phẩm chất. ẩn dụ cách thức và ẩn dụ phẩm chất. ẩn dụ phẩm chất. ẩn dụ phẩm chất. Bài tập 3 ( thào luận nhóm): Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nêu lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng. Phân công cụ thể như sau: Nhóm 1+2: làm câu a; Nhóm 3: làm câu b; Nhóm 4: làm câu c; Nhóm 5+6: làm câu d; a/ chảy b/ chảy c/ mỏng d/ướt Tác dụng: Giúp cho việc miêu tả cảnh vật cụ thể, sinh động. Thể hiện cảm xúc tinh tế của người viết, Học thuộc hai ghi nhớ của sách giáo khoa, lấy các ví dụ để minh họa cho từng kiểu ẩn dụ. Tìm các phép ẩn dụ được sử dụng trong các văn bản đã học. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phép tu từ so sánh và phép tu từ ẩn dụ. Soạn bài luyện nói về văn miêu tả. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ: Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.

File đính kèm:

  • pptNgu van 6(17).ppt
Giáo án liên quan