Bố cục bài văn nghị luận có ba phần:
Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội ( luận điểm xuất phát, tổng quát ).
Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ ).
Kết bài: Nêu kết luận khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
11 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 87+ 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này. KIỂM TRA BÀI CŨ Em hãy trình bày bố cục của một bài văn nghị luân và cho biết bố cục của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bố cục bài văn nghị luận có ba phần: Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội ( luận điểm xuất phát, tổng quát ). Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ ). Kết bài: Nêu kết luận khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. Bố cục của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Mở bài: từ “ Dân ta ... nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”: Nêu luận điểm cần chứng minh: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Triển khai làm rõ luận điểm và giới hạn phạm vi chứng cần chứng minh. - Thân bài: từ “ Lịch sử ... nồng nàn yêu nước”: chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Gồm hai đoạn: + “ Lịch sử ... anh hùng”: lòng yêu nước trong lịch sử ... + “ Đồng bào ... yêu nước”: lòng yêu nước trong chống Pháp. - Kết bài: Khẳng định giá trị của lòng yêu nước, đề ra nhiệm vụ phát huy lòng yêu nước. Tiết 87+88: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I/ MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH 1. Phân tích ngữ liệu: Hãy nêu một ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh? - Khi muốn mọi người tin ý kiến của mình nêu ra là đúng, người ta cần chứng minh. - Muốn mọi người tin lời nói của mình là thật ta phải đưa ra các chứng cứ để minh chứng cho lời nói là đúng. Chứng minh là dùng sự thật ( chứng cứ xác đáng ) để chứng tỏ ý kiến đưa ra là đáng tin. a/ Chứng minh trong đời sống: - Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được dùng nhân chứng, vật chứng ) thì làm thế nào để chứng tỏ ý kiến nào đó là đúng sự thật đáng tin? - Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn, muốn chứng tỏ ý kiến đưa ra là đúng thì ta phải dùng lời nói thật làm chứng cứ để minh chứng cho ý kiến đưa ra là có cơ sở thực tế. Và phải có sự lập luận chặt chẽ để thuyết phục người đọc. b/ Trong bài nghị luận: c/ Tìm hiểu cách lập luận chứng minh trong bài Tinh thần yêu nước nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) - Bài văn đã chứng minh vấn đề gì? Câu văn nào mang luận điểm cơ bản của bài văn? - Bài văn chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn mang luận điển cơ bản là: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Để chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã lập luận như thế nào? - Để chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã lập luận: + Nêu luận điểm tổng quát: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, triển khai làm rõ luận điểm và giới hạn phạm vi chứng minh. + Triển khai luận điểm tổng quát thành các luận điểm phụ và dùng các chứng cứ để chứng minh: Luận điểm 1: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đưa ra luận cứ ( chứng cứ ): Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung để chứng minh. Luận điểm 2: Đồng bào ta ngày nay ... ngày trước. Lập luận tổng – phân – hợp đưa ra các biểu hiện của lòng yêu nước của các lứa tuổi, vùng miền, giới tính, thành phần xã hội ... để chứng minh cho luận điểm đã nêu. + Khẳng định giá trị lòng yêu nước, đề ra nhiệm vụ phát huy. Qua tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh? 2. Ghi nhớ: ghi nhớ sgk/ 42 II/ LUYỆN TẬP: 1. Tìm hiểu phép lập luận chứng minh trong bài Đừng sợ vấp ngã. Đọc bài văn Đừng sợ vấp ngã và trả lời các câu hỏi a, b sgk/42. - Luận điểm cơ bản của bài văn: “ Đừng sợ vấp ngã”. Câu nhan đề của bài văn. - Để chứng minh cho luận điểm đó, tác giả đã đưa ra các chứng cứ: bạn bị vấp ngã trong lần đầu tập đi, lần đầu tập bơi bị uống nước, lần đầu đánh bóng bàn, đánh không trúng, ... và những người danh tiếng bị thất bại rồi mới thành công như: Oan-đi-nây, Lu-i-Pa-x tơ, Lép-tôn-x tôi, Hen-ri-pho, En-ri-cô Ca-ru-xô để chứng minh. - Khẳng định: Vậy xin bạn chớ lo ngại thất bại. Khuyên mọi người cố gắng hết mình để có thành công. 2. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:Có công mài sắt, có ngày nên Kim. I/ Mở bài: Nhằm khuyên con cháu phải biết vượt lên mọi khó khăn,kiên trì trong công việc để đạt được hoài bảo trong cuộc đời,tục ngữ ta có câu: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. II/ Thân bài: 1. Giải thích ngắn: Sắt là kim loại rắn, còn dạng nguyên liệu. Kim là vật bé nhỏ, hữu dụng như dùng may, vá... Muốn biến một thỏi sắt thành kim đòi hỏi người mài phải kiên trì, sáng tạo. Đó là bài học cho những ai muốn thành đạt trong cuộc sống. 2. Chứng minh: Trong cuộc sống từ việc dễ đến việc khó đều đòi hỏi phải có tính kiên trì, sáng tạo mới thành công: - Một học sinh học yếu, hay bị tàn tật,nếu biết nuôi ý chí, kiên trì học tập sẽ thành đạt. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương tiêu biểu cho chúng ta noi theo. - Lép-tôn- xtôi bị đình chỉ đại học vì “ vừa không có năng lực,vừa thiếu ý chí học tập”nhưng nhờ kiên trì học tập đã trở thành nhà văn Nga vĩ đại với nhiều bộ Tiểu thuyết đồ sộ, nổi tiếng như Chiến tranh và hòa bình... - Nhờ có tinh thần kiên trì, vượt khó mà nhân dân ta đã biến những vùng đất hoang, chua mặn, sỏi đá trở thành những cánh đồng lúa, khoai bốn mùa xanh tốt. Đúng như nhà thơ Hoàng Trung Thông Viết: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. - Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta càng chứng tỏ điều đó. Nhờ có lòng kiên trì và sáng tạo, sau mười năm kháng chiến trường kì, gian khổ,nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng được giặc Minh xâm lược. Chúng ta đánh đuổi được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ra khỏi đất nước ta là nhờ các cuộc trường kì kháng chiến hàng trăm của dân tộc ta. III/ Kết luận: Kiên trì, sáng tạo là bài học quí cho chúng ta phấn đấu vươn lên trong học tập, trong mọi công việc để thành đạt trong cuộc sống. 3. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại thành hòn núi cao. I/ Mở bài: Nhằm khuyên con người đoàn kết, tạo nên sức mạnh để thành công, tục ngữ ta có câu: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. II/ Thân bài: 1.Giải thích ngắn: Một cây chỉ số ít, ba cây chỉ số nhiều. Bằng hình ảnh hoán dụ, câu tục ngữ đã khẳng định sức mạnh đoàn kết trong cuộc sống và trong mọi công việc. 2. Chứng minh: - Một hòn đá to một người không thể bẩy đi được, nhưng nhờ hợp lực của nhiều người hòn đá được bẩy đi dễ dàng. - Nhờ có tinh thần đoàn kết nhân dân ta đã xây dựng được cá công trình thủy lợi để thau chua, rửa mặn, chống úng, chống hạn, tạo nên những cánh đồng xanh tươi. - Trong chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, nhờ biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc mà dân tộc ta đã chiến thắng kẻ thù xâm lược, kể cả những kẻ thù ôm mộng làm bá chủ toàn cầu như quân Nguyên, quân Mỹ, bảo vệ độc lập của nước nhà. - “ Ba người dại họp lại thành một người khôn”. Trước một bài toán khó, hay một vấn đề nản giải trong cuộc sống, nếu biết phối kết hợp trí tuệ lại chúng ta có thể tìm ra cách giải bài toán, hay cách giải quyết cho vấn đề nan giải đó. Nhờ tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau trong học tập mà kết quả học tập của mỗi học sinh trong lớp ngày một tốt hơn. - Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Mặt trân tổ quốc Việt Nam phát động có sức lan tỏa mạnh mẽ để xây dựng khu phố, xóm làng văn minh, tiến bộ đã tạo nên sức mạnh to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. III/ Kết luận: Đoàn kết là sức mạnh vô địch đã giúp con người đạt được kết quả tốt đẹp trong cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dạy: “ Đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, đại thành công.” Mỗi chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện bài học này để góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước và chung sống với toàn nhân loại. Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc ghi nhớ sgk/42. Tìm hiểu về cách lập luận để chứng minh trong các văn bản được học trong chương trình Ngữ văn 7. Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ nguồn”. Bằng sự hiểu biết của em trong đời sống xã hội và qua các tác phẩm văn chương được học và đọc thêm, em hãy chứng minh cho nhân định trên. Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu ( tiếp theo ).
File đính kèm:
- Ngu van 7(31).ppt