Bài giảng Tiết 81: văn bản: tức cảnh pác bó ( Hồ Chí Minh)

Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Người là danh nhân văn hóa thế giới và là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

- Sự nghiệp chính của Người là đấu tranh cách mạng để giải phóng nô lệ trên toàn cầu. Quá trình hoạt động ấy đã để lại một kho tàng quý giá về văn hóa trong đó có cả thơ ca cách mạng.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 81: văn bản: tức cảnh pác bó ( Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81: Văn bản: TøC C¶NH P¸C Bã. (Hå ChÝ Minh) Đôi nét về tác giả, tác phẩm: Hãy nêu những hiểu biết của em về Bác Hồ, những sáng tác của Người và các dữ kiện về bài thơ Tức cảnh Pác Bó? - Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Người là danh nhân văn hóa thế giới và là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. - Sự nghiệp chính của Người là đấu tranh cách mạng để giải phóng nô lệ trên toàn cầu. Quá trình hoạt động ấy đã để lại một kho tàng quý giá về văn hóa trong đó có cả thơ ca cách mạng. - Bác có nhiều tập thơ nổi tiếng như: Nhật ký trong tù, thơ ca chiến khu, thơ chúc tết và nổi bật nhất là tuyên ngôn độc lập người viết năm 1945. 2. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản: Nhận xét của em về nhan đề, thể thơ, cấu trúc văn bản và giọng điệu ở bài thơ? Cảm nhận bước đầu của em về nội dung văn bản? - Bài thơ được viết vào tháng 2/1941 tại hang Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Nhan đề bài thơ: Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Tức cảnh sinh tình là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. - Bài thơ được viết theo thể thơ truyền thống: Thất ngôn tứ tuyệt. - Kết cấu: Ba câu đầu là tả cảch sinh hoạt vật chất của Bác ở Pác Bó. Câu kết phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của Người. - Nội dung: Bài thơ nói về cuộc sống gian khổ nhưng lại có giọng đùa vui hóm hỉnh rất tự nhiên, thoải mái, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên của Người. 3. Đọc và phân tích bài thơ: Hãy nêu định hướng cách phân tích văn bản của em? Em hãy đặt tiêu đề thích hợp nhất để phân tích? -Có thể phân tích 3 câu đầu thành một nội dung. Câu cuối cùng 1 nội dung rồi đi đến thống nhất giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản. -Có thể đặt 2 tiêu đề sau: + Tìm hiểu “ thú lâm tuyền” của Bác trong bài thơ. + Cái sang của cuộc đời cách mạng. Đọc ba câu thơ đầu, em hình dung được những gì về cảnh sống của Bác Hồ ở Pác Bó những năm 1941 ? Hãy phân tích và đánh giá? Chọn một từ mà em tâm đắc nhất? Vì sao ? a) Tìm hiểu “thú lâm tuyền” của Bác Hồ trong bài thơ. - Câu thơ đầu có giọng điệu thoải mái, phơi phới. Bác Hồ thật ung dung, hòa điệu với nhịp sống núi rừng. Câu thơ có nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: Sáng ra tối vào Câu thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó nhưng thêm nét vui đùa: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.Lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ, dư thừa. Câu thứ nhất nói về việc ở, câu thứ hai nói về việc ăn, câu thứ ba nói về làm việc. Cả ba câu đền tả cảnh sinh hoạt của nhân vật trữ tình ở Pác Bó. Nó toát lên cảm giác thích thú bằng lòng. Diễn tả niềm vui sảng khoái đặc biệt trong cuộc sống ở rừng Pác Bó, mảnh đất quê hương mà Người đã cách xa 30 năm. Nhưng sự thật cảnh sinh hoạt ở Pác Bó hết sức gian khổ: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc thì bằng đá chông chênh . Chông chênh là từ láy tượng hình gợi tả sự khó khăn thiếu thốn. Chính câu thứ ba hình tượng người chiến sĩ bỗng nổi bật như được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng. Và tất cả đã được Bác Hồ biến thành một sự thật khác hẳn: Nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn nhưng vinh dự, tự hào. -> Niềm vui đó được toát lên từ toàn bộ bài thơ, nhất là câu cuối. Em hiểu được những gì về tâm trạng của Bác Hồ qua câu thơ kết: Cuộc đời cách mạng thật là sang . Hãy chọn từ để thuyết minh? b) Cái sang của cuộc đời cách mạng: Niềm vui lớn của Người không phải “thú lâm tuyền” đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Bác tin tưởng và nắm chắc thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần so với niềm vui lớn đó thì những khó khăn: hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng mà Người đã chọn. Câu thơ cuối đã khẳng định lý tưởng của người chiến sĩ Cộng sản toát lên niềm lạc quan vô hạn. Chữ sang kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần là nhãn tự kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài thơ. 4 . Tổng kết: Em hãy rút ra những thành công về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Nghệ thuật: Một bài thơ thất ngôn bát cú đẽo gọt chặt chẽ. Ngôn ngữ trong sáng, giọng điệu dí dỏm. Ý thơ tự nhiên, phóng khoáng. Nội dung: Bài thơ đã khắc họa được cảnh sinh hoạt bình dị, nề nếp, gian khổ, thiếu thốn nhưng hết sức lạc quan, tự tin, yêu đời, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng. 5. Luyện tập: Câu 1: Ýù nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ tức cảnh Pác Bó? a)      Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. b)     Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp. c)      Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ. d)     Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Kết thúc bài học hôm nay, cô cho các em biết: Tháng 1/1946 Bác Hồ phát biểu với các nhà báo rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi.”. EM ĐÃ TRẢ LỜI RẤT CHÍNH XÁC ! RẤT TIẾC, EM ĐÃ TRẢ LỜI SAI !

File đính kèm:

  • pptTiet 81Tuc canh Pac Bo(1).ppt