Bài giảng Tiết 74- Nhớ Rừng- Thế Lữ

- Bước chân lên dõng dạc , đường hoàng,

- Lượn tấm thân nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm,

Mắt thần đã quắc,

Mọi vật đều im hơi

 

ppt22 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 74- Nhớ Rừng- Thế Lữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M«n NG÷ V¡N KIỂM TRA BÀI CŨ Đáp án: Tâm trạng buồn, chán ghét thực tại tù túng, tầm thường giả dối. - Khao khát cuộc sống tự do. Qua đoạn 1, 4 hãy nêu tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú? Tiết 74 nhỚ RỪNG Thế Lữ II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Tâm trạng của hổ trong vườn bách thú. 2. Nhớ tiếc quá khứ oai hùng. Yêu cầu : giọng đọc đoạn 2, 3 chậm, bồi hồi, tự hào, oai nghiêm. Trong đoạn 2, 3 hổ nhớ lại những cảnh gì? - Cảnh sơn lâm -Cuộc sống tự do a . Nhớ cảnh sơn lâm. , Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già Với tiếng gió gào ngàn,với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội, Cảnh núi rừng được hiện lên qua những từ ngữ nào? Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội. Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong những câu thơ trên? -Điệp từ “ với “ -Dùng động từ “ gào, hét, thét “ Qua việc sử dụng từ ngữ trên cảnh núi rừng được hiện lên như thế nào? Cảnh đại ngàn hùng vĩ , hoang vu, bí hiểm. b. Nhớ cuộc sống tự do. (Đọc các câu thơ tiếp SGK ) Hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên như thế nào giữa không gian núi rừng? - Bước chân lên dõng dạc , đường hoàng, - Lượn tấm thân nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, Mắt thần đã quắc, Mọi vật đều im hơi Khi tiếng gầm vang lên, bàn chân bước lên, mắt thần đã quắc tất cả đều im hơi, thể hiện vị thế oai phong, đứng trên muôn loài. Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ miêu tả chúa rừng? Từ ngũ gợi tả hình dáng. Đoạn thơ trên đặc biệt trong hai câu: “Ta bước chân lên , dõng dạc , đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng.” Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp trong đoạn thơ trên ? Nhịp thơ ngắn, dài linh hoạt như bước chân xuất hiện của hổ. Đây là một đặc điểm của thơ mới Qua việc dùng từ gợi tả , cách ngắt nhịp linh hoạt vị chúa tể muôn loài được khắc hoạ như thế nào? Hình ảnh hổ hiện ra với tư thế ung dung, oai phong lẫm liệt, uyển chuyển. c. Bức tranh tứ bình. Cảnh rừng được miêu tả ở những thời điểm nào? Cảnh sắc trong mỗi thời điểm có gì nổi bật? - Đêm vàng- Ta say mồi uống ánh trăng tan, - Ngày mưa- Ta lặng ngắm giang sơn đổi mới, - Bình minh- Cây xanh, nắng gội tiếng chim rộn rã - Hoàng hôn- Mặt trời đang chết. Qua đó em thấy thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp như thế nào? Cảnh rực rỡ, huy hoàng, tưng bừng, ghê rợn. Trong cảnh đẹp đó chúa rừng có cuộc sống ra sao? Đại từ “ta” lặp lại có ý nghĩa gì? -Cuộc sống tự do, lãng mạn, tươi vui làm chủ mọi vật và muôn loài. -Là vị chúa sơn lâm đầy uy lực. Hãy tìm câu thơ tương ứng với cảnh này? Em hãy tả lại cảnh đó? Ngoài việc dùng từ “ ta” thể hiện tâm trạng của hổ, tác giả còn sử dụng biện pháp gì để thể hiện tâm trạnh của hổ? -Điệp ngữ -Câu hỏi tu từ, câu cảm thán. Việc sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán có tác dụng gì? Bộc lộ nỗi tiếc nhớ cuộc sống vui tươi , lãng mạn, thơ mộng, nuối tiếc một thời oanh liệt chúa tể muôn loài của mình. 3. Khao khát giấc mộng ngàn. Tìm những câu thơ cảm thán trong đoạn 5 và cho biết nó có ý nghĩa gì? -Câu đầu và câu cuối của đoạn, từ “Hỡi” như tiếng gọi, lời than khẩn thiết của con hổ khát vọng cuộc sống tự do đành bất lực trước thực tại, nó đau xót nhưng đâu chịu khuất phục mà tìm vào giấc mộng ngàn. -Giấc mộng ngàn là nỗi đau bi kịch. Tâm sự của con hổ có gì gần gũi với tâm sự của người dân Việt Nam đương thời? Là khát vọng tự do, giải phóng của người dân bị mất nước. III. TỔNG KẾT, GHI NHỚ: 1. Nội dung: Qua phân tích tiết 1, tiết 2 em rút ra nội dung của bài “Nhớ Rừng” là gì? Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để thể hiện nỗi chán ghét thực tại tù, tầm thường, giả dối. Thể hiện khát vọng tự do,cuộc sống chân thực của con người. 2. Nghệ thuật: Nêu biện pháp nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn của thơ mới trong bài thơ? -Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. -Dùng hình ảnh ẩn dụ- tượng trưng con hổ thể hiện chủ đề của bài thơ. -Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình , nhịp điệu, cách ngắt nhịp linh hoạt, sử dụng từ ngữ gợi tả phong phú. IV. LUYỆN TẬP: Bài 1: Đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2, 3 Bài 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ em cho là hay nhất trong bài “Nhớ Rừng” của Thế Lữ.

File đính kèm:

  • pptTHU HUYEN.ppt
Giáo án liên quan