TRÍ NHỚ TỐT
Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-Lôm-Bô tìm ra châu Mỹ.Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc :
- Chuyện này đã xảy ra từ năm trăm năm trước.
Sơn bổng nghệt mặt ra rồi trầm trồ :
- Sao mà chị có trí nhớ tốt thế ?
19 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 73: Ôn tập phần tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD & ĐT HUYỆN DĨ AN TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH. Ngữ Văn 9 GVBM: VƯƠNG BÍCH THUỶ Tiết 73.ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI,XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI, CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP) I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI: 1/ Ôn tập nội dung của các phương châm hội thoại: Tiết 73. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI,XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI, CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP)I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI: 1/ Ôn tập nội dung của các phương châm hội thoại: ? Hãy nêu các phương châm hội thoại đã học? Các phương châm hội thoại: Phương châm Về lượng Phương châm Về chất Phương châm Quan hệ Phương châm Cách thức Phương châm Lịch sự Thế nào làphương châm về lượng ? Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Thế nào làphương châm về chất? Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Phương châm quan hệ ra sao? Thế nào làphương châm cách thức? Thế nào làphương châm lịch sự ? Phương châm quan hệ : Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Phương châm cách thức : Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ . Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Tiết 73. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI,XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI, CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾPI/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI: 1/ Ôn tập nội dung của các phương châm hội thoại: 2/Kể một vài tình huống giao tiếp trong đó có một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ? TRÍ NHỚ TỐT Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-Lôm-Bô tìm ra châu Mỹ.Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc : - Chuyện này đã xảy ra từ năm trăm năm trước. Sơn bổng nghệt mặt ra rồi trầm trồ : - Sao mà chị có trí nhớ tốt thế ? Trong câu chuyện trên người nghe đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Trong câu chuyện trên người nghe đã không tuân thủ phương châm quan hệ. Tiết 73. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI,XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI, CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP) I/ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI: 1/ Ôn tập nội dung của các phương châm hội thoại: 2/Kể một vài tình huống giao tiếp trong đó có một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ? II/ XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI: 1/ Ôn tập các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng: + Đại từ: Tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, tao, chúng tao,mày, chúng mày, nó, chúng nó… + Danh từ: Ông ,bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, dì, cậu ,con, cháu, bác sĩ, thủ trưởng, … Hãy nêu ra một số từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếngViệt ? III/ CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP: 1/ Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp : Cách dẫn trực tiếp Cách dẫn trực tiếp *Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. * Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. Thế nào là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp ? (Xem lại Ghi nhớ :SGK/54) 2 /Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích sau thành lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại: II/ XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI: 1/ Ôn tập các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếngViệt và cách dùng chúng: 2/ Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo các phương châm: “ xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm“ xưng khiêm, hô tôn”. đó như thế nào?Cho ví dụ minh hoạ? - Xưng khiêm ,hô tôn: Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. …Chị Dậu xám mặt vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn :- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới ốm tỉnh được một lúc, ông tha cho !- Tha này ! Tha này !Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại :- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu .Chị Dậu nghiến hai hàm răng :- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! (Ngô Tất Tố , Tắt đèn) Tìm trong đoạn trích dưới đây những từ ngữ xưng hô của chị Dậu với cai lệ để thể hiện rõ vị thế xã hội và sự thay đổi thái độ, tính cách trong ứng xử của chị Dậu ? Câu hỏi thảo luận : Vì sao trong tiếng Việt , khi giao tiếp , người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? Vì mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe( thân hay sơ, khinh hay trọng…) Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hoà. Nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợpvới tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa. Hình thức : thảo luận nhóm 4 em Thời gian: 2 phút. Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích sau thành lời dẫn gián tiếp?Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với đối thoại .Nhận xét các từ ngữ đã thay đổi theo ngôi như thế nào? Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi: -Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào? Thiếp nói: -Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. QuânThanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày,quân Thanh sẽ bị dẹp tan. Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua mang quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi: -Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự.Mưu đánh giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào? Thiếp nói: -Bây giờ trong nước trống không ,lòng người tan rã. QuânThanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. III/ CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP: 1/ Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp : 2 / Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích sau thành lời dẫn gián tiếp Nhà vua (ngôi thứ ba) Vua Quang Trung(ngôi thứ ba) tôi (ngôi thứ nhất) chúa công (ngôi thứ hai) đây (tỉnh lược) bây giờ bấy giờ Bài tập củng cố: Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau đây. - Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt chưa được tinh tế nhưng giàu sắc thái biểu cảm. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt như thế nào ? Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. - Coi các phương châm là những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống. Trong giao tiếp người ta vận dụng các phương châm hội thoại như thế nào? - Coi các phương châm là những yêu cầu chung trong giao tiếp. - Coi các phương châm là cái ngoài lề không ảnh hưởng tới nội dung và mục đích giao tiếp. - Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và tình huống giao tiếp đôi khi có thể không tuân thủ các phương châm. Lưu ý:Về nhà xem lại bài. Tiết học đến đây kết thúc. Chúc thầy cô và các em học sinh vui vẻ!
File đính kèm:
- on tap tieng viet tiet 73.ppt