Bài giảng Tiết 67-68-69:Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu)

§ 1/ Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930- 1989)

§ -Là nhà văn trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp và khẳng định tài năng qua những sáng tác trong kháng chiến chống Mỹ.

§ -Sau chiến tranh chống Mỹ ( sau 1975) ông là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học.

§ -Tác phẩm tiêu biểu ( sgk ).

 

ppt18 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 67-68-69:Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mảnh trăng cuối rừng ( Nguyễn Minh Châu) Tiết 67- 68- 69 1/ Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) -Là nhà văn trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp và khẳng định tài năng qua những sáng tác trong kháng chiến chống Mỹ. -Sau chiến tranh chống Mỹ ( sau 1975) ông là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. -Tác phẩm tiêu biểu ( sgk ). I/ Tìm hiểu chung : Bút tích của Nguyễn Minh Châu Tác phẩm Nguyễn Minh Châu 2/ Hòan cảnh sáng tác- cốt truyện- chủ đề của truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”: a.Hòan cảnh sáng tác : (sgk ). b. Cốt truyện : Có thể tóm tắt theo 2 cách : -Tóm tắt theo tình tiết của cốt truyện. -Tóm tắt theo nhân vật chính ( nhân vật Nguyệt và nhân vật Lãm ). c. Cảm hứng chủ đạo và chủ đề tác phẩm: - Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn trong việc khai thác, khám phá và diễn tả về sự kỳ diệu trong con người và cuộc sống của dân tộc ta trong những năm đánh Mỹ. -Chủ đề : Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 3/ Ý nghĩa nhan đề tác phẩm : “Mảnh trăng cuối rừng”: - Nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng : +Vừa ghi lại một hình ảnh thiên nhiên đẹp. +Vừa có ý nghĩa ẩn dụ gợi cảm xúc thẩm mỹ (Cái đẹp của thời mới bắt đầu : tươi non – tinh khiết, chập chờn- ẩn hiện …cuối rừng xa trong đêm Trường Sơn…phải kiếm tìm mới thấy được). +Vẻ đẹp của biểu tượng“ mảnh trăng” cũng là vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt – của thế hệ nhân vật, của dân tộc ta : vẫn yên tĩnh, ngời sáng trẻ trung dù bom đạn giặc Mỹ muốn tàn phá, hủy diệt . 1/ Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ : a.Nhân vật Nguyệt : Là một cô thanh niên giao thông có một “vẻ đẹp tuyệt đối” từ ngoại hình, tên gọi đến phẩm chất- tâm hồn. -Đúng như lời đánh giá của chị Tính ( chị của Lãm và cũng là đồng đội của Nguyệt) : “Trên đời này khó tìm được một người con gái như thế”. II/ Phân tích : a1. Về ngoại hình : -Vẻ đẹp ngoại hình của Nguyệt xuất hiện đầu tiên bằng hình ảnh độc đáo : “đôi gót chân bóng hồng…” chi tiết thật ý vị : người đẹp thì đẹp đến cả… gót chân, gợi nên vẻ thanh tao, quyến rũ của một cô gái. - Tiếp theo là : nét mặt, lời nói, vóc dáng mảnh dẻ… của Nguyệt cứ như một áng thơ thanh thoát, mơ mộng giữa khung cảnh chiến tranh . => Vẻ đẹp ngoại hình của Nguyệt như tỏa hương làm xao lòng người ( đặc biệt là Lãm ) a2. Vẻ đẹp tên gọi : Nguyệt – trăng - Cái tên ấy đủ gây một đảo lộn tâm lý ở Lãm vì : + Nó vừa đầy sức quyến rũ về một vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của một cô gái. + Nó vừa chạm vào nỗi niềm riêng trong Lãm (bởi tên Nguyệt cũng là cái tên của người con gái đã đính hôn vắng mặt với anh mà anh đang tìm gặp).  Từ đó, Nguyệt và trăng như một hình ảnh sóng đôi cứ chập chờn – ẩn hiện theo Lãm suốt chặng đường. a3.Vẻ đẹp phẩm chất – tình yêu : -Trong cuộc sống : + Là một cô gái sống có lý tưởng ( xung phong làm công nhân giao thông ở tuyến đường Trường Sơn gian khổ- ác liệt). + Dạn dày kinh nghiệm trong phán đóan tình thế trước những trận bom tọa độ của giặc Mỹ; dũng cảm tìm mọi cách cứu xe, cứu đồng đội. + Tuy bị thương, Nguyệt vẫn thản nhiên, lạc quan .  Nguyệt mang phẩm chất của một người con gái anh hùng. Rẽ trái, phải Xe qua ngầm, bom nổ Xe qua lửa cháy dữ -Trong tình yêu : Người con gái anh hùng ấy biết yêu một cách đặc biệt : + Cô tự nguyện đính ước với một người lính chưa biết mặt ( chỉ vì cảm phục lý tưởng ). + Cô chung thủy với tình yêu ấy qua bao năm tháng khốc liệt của chiến tranh .  Một tình yêu kỳ diệu, mang một vẻ đẹp khác thường đầy màu sắc lãng mạn, bộc lộ cái nhìn lãng mạn cùa nhà văn về cuộc sống và con người Việt Nam trong những năm đánh Mỹ. *Tóm lại, Nguyệt là hiện thân của vẻ đẹp tinh khiết, trẻ trung và tươi sáng nhuốm màu lý tưởng. Tình yêu của Nguyệt là một tình yêu trong sáng, cao thượng như “sợi chỉ xanh óng ánh” bất diệt trong tâm hồn của người con gái anh hùng, b. Nhân vật Lãm : - Cũng như Nguyệt, Lãm là một thanh niên sống có lý tưởng ( trốn nhà tình nguyện đi bộ đội). - Là một người lính lái xe dạn dày kinh nghiệm trong vận chuyển hàng ra tiền tuyến ( bình tĩnh, dũng cảm không sợ hy sinh để cứu xe trước những trận bom tọa độ của giặc Mỹ). -Luôn đặt nhiệm vụ lên tình cảm riêng. -Có tâm hồn trong sáng, biết yêu cái đẹp và biết sống vì người khác ( tuy có lúc anh chủ quan với kinh nghiệm chiến đấu của mình, thóang có chút thành kiến với phụ nữ) * Tóm lại, Lãm là hình ảnh tiêu biểu cho thanh niên thời chiến : nhiệt tình yêu nước và có lẽ sống cao đẹp. 2/ Gía trị thẩm mỹ và ý nghĩa tượng trưng của hình tượng ánh trăng: - Hình tượng ánh trăng luôn gắn với hình ảnh Nguyệt : Khi ẩn – khi hiện, khi xa- khi gần , khi thực – khi mộng, có khi đứng yên – có khi di động …( d/c ). *Tóm lại, ánh trăng là một phần hình ảnh của Nguyệt, ánh trăng soi chiếu vào Nguyệt làm cho Nguyệt vừa lộng lẫy, vừa tươi mát vừa kỳ ảo, lung linh, cao vời và lý tưởng hơn… => Đó chính là giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa tượng trưng của hình tượng ánh trăng trong tác phẩm. 3/ Những đặc sắc về nghệ thuật : - Tình huống truyện ngẫu nhiên- độc đáo. -Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng : mảnh trăng, hình ảnh “đôi chim trống mái” ,hình ảnh “sợi chỉ xanh óng ánh”… đều tập trung thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, khát vọng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. III/ Tổng kết : - “Mảnh trăng cuối rừng” là một câu chuyện vừa mang tính trữ tình vừa mang tính lãng mạn. -Cảm hứng lãng mạn của nhà văn trong tác phẩm vừa là điểm mạnh, nhưng cũng vừa bộc lộ điểm yếu của nhà văn ( tác giả đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật, làm cho nhân vật như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng). * Dặn dò : - Học và nắm vững các kiến thức cơ bản của tác phẩm; chú ý học thuộc những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa khi phân tích. - Sọan bài thơ “Sóng” của Xuân Qùynh như đã phân công ở tuần trước.

File đính kèm:

  • pptngu van(20).ppt