Bài giảng Tiết 63: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

“ Cốm là thức riêng biệt của đất nước, là

Thức dâng của những cánh đồng lúa bát

ngát xanh, mang trong hương vị cái mộc

mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê

nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và

tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện

đươc nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ

sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 63: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Điều cần ghi nhớ sau khi học bài Một thứ quà của lúa non:Cốm là gì? Ghi nhớ: “ Cốm là thức riêng biệt của đất nước, là Thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện đươc nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy. GIỚI THIỆU BÀI: Mùa xuân và tuổi thơ là kỉ niệm khó phai trong lòng người xa quê. Bài Mùa xuân của tôi của Vũ Băng mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta cảm nhận được điều đó. Tiết 63: MÙA XUÂN CỦA TÔI ( Vũ Bằng ) Thực hiện: Lê Anh Chới, THCS Phan Chu Trinh, Tp Buôn Ma Thuột I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH: -Bắc Việt: Nhụy hãy còn phong Hóa vàng: Bắc Bộ ( miền Bắc nước ta ). Nhụy còn chụm lại, chưa tách ra. đem vàng mã đã thờ cúng đi đốt. 1. Tác giả, tác phẩm: Vũ Bằng ( 1913 – 1984 ) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và là nhà báo sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng. Bài này trích từ thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút – bút kí Thương nhớ tháng mười hai của Vũ Bằng. Chú thích* sgk/ 176 2. Hiểu nghĩa từ: - Đọc giọng nhẹ nhàng, truyền cảm. Câu hỏi: Nêu đại ý của bài văn. Nêu bố cục bài văn. 1 Đọc văn bản: 2/ Hiểu văn bản: Đại ý: Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, miền Bắc trong nỗi nhớ của một người con xa quê. Bố cục: Gồm hai đoạn: Từ đầu … mở hội liên hoan: cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, miền Bắc. Còn lại:Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, miền Bắc từ sau rằm tháng giêng. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN Câu hỏi: Đọc lại đoạn văn từ “ Tôi yêu sông xanh, núi tím đến mở hội liên hoan và cho biết: a/ Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào? Qua những chi tiết nào? 1/ Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, miền Bắc và cảm nhận của tác giả khi mùa xuân đến. III/ PHÂN TÍCH a/ Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, miền Bắc: - Được gợi lên với những nét riêng biệt: có cái lạnh của “ mưa riêu riêu, gió lành lạnh” như từ mùa đông còn vương lại; nhưng lại có cái ấm nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập đất trời và thấm vào lòng người; những âm thanh: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình… Không khí mùa xuân còn thể hiện trong cảnh gia đình với bàn thờ, đèn, nến, hương trầm … và tình cảm gia đình thắm thiết. * Nhận xét: Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, miền Bắc được tác giả thể hiện trong cả thiên nhiên và trong cả lòng người với những chi tiết mang sắc thái riêng biệt,gợi lại cảnh tươi vui. Tình cảm của người viết đối với quê hương đậm đà, sâu nặng, chan chứa nghĩa tình. sgk/ 174+175 Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và trong con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy trong lòng tác giả khi mùa xân đến? b/ Sức sống trong thiên nhiên và trong lòng người: -Tác giả tập trung thể hiện sức sống tràn trề của mùa xuân trong thiên nhiên và trong lòng người bằng nhiều hình ảnh gợi cảm. Ví dụ: sgk/ 174 Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. - Tình cảm trỗi dậy trong lòng tác giả khi mùa xuân đến: nhớ mùa xuân Hà Nội, nhơ quê da diết. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn? c/ Ngôn ngữ, giọng điệu: Ngôn ngữ được chọn lọc, trau chuốt, giàu nhạc tính. -Giọng điệu: tha thiết, truyền cảm. 2/ Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, miền Bắc từ sau rằm tháng giêng: Đọc lại đoạn văn từ: “ Đẹp quá đi” đến hết bài và trả lời các câu hỏi sau: a/ Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng được tác giả gợi lên với những hình ảnh đặc sắc nào ? - Đào đã phai nhưng nhụy vẫn còn phong. - Cỏ đã lên xanh nhưng đậm một mùi hương. - Mưa xuân lất phất, trời xanh trong có những làn sáng hồng rung động nhẹ như cánh ve mới lột. - Thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta trở về với bữa cơm giản dị. - Mọi người trở về cuộc sống thường nhật. Nhận xét: Tác giả rất nhạy cảm trước sự thay đổi, miêu tả tinh tế. Tình yêu quê hương đất nước giúp cho tác giả viết nên những câu văn chan chứa tình người. IV/ TỔNG KẾT: Nêu nhận xét về nghệ thuật, nội dung của bài văn. Ghi nhớ sgk. 178 V/ LUYỆN TẬP Nêu nhận xét về cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc và tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài văn. - Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc được tác giả gợi lại trong bài văn với những nét riêng biệt rất tươi đẹp, tràn trề sức sống. - Tình cảm của tác giả rất sâu nặng được thể hiện trong nỗi nhớ mùa xuân, nhớ quê da diết. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Đọc lại bài văn, học thuộc ghi nhớ sgk/ 178, tìm văn bản khác về mùa xuân. Soạn bài: Luyện tập sử dụng từ. Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội. Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.

File đính kèm:

  • pptNgu van 7(27).ppt
Giáo án liên quan