Câu 1: Truyện truyền thuyết khác gì với truyện cổ tích?
A. Có cốt lõi lịch sử B. Có yếu tố kì ảo
C. Có yếu tố hiện thực D. Thể hiện thái độ của nhân dân
Câu 2: Mục đích của truyện cười là gì?
A. Đưa ra bài học B. Gây cười để mua vui, phê phán
C. Khuyên nhủ, răn dạy người ta D. Ngụ ý, bóng gió để châm biếm
Câu 3: Em bé trong truyện: “Em bé thông minh” là kiểu nhân vật nào?
A. Người có tài năng kì lạ B. Người bất hạnh
C. Người thông minh D. Người dũng sĩ
Câu 4: Về đặc điểm nghệ thuật, truyện cười giống với truyện ngụ ngôn ở điểm nào?
A. Nhân hoá B. Sử dụng tiếng cười
C. Ngắn gọn, hàm súc D. Dễ nhớ, dễ thuộc
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 59: Con hổ có nghĩa. (Vũ Trinh - Truyện trung đại), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũKhoanh tròn đáp án đúng Câu 1: Truyện truyền thuyết khác gì với truyện cổ tích? A. Có cốt lõi lịch sử B. Có yếu tố kì ảo C. Có yếu tố hiện thực D. Thể hiện thái độ của nhân dân Câu 2: Mục đích của truyện cười là gì? A. Đưa ra bài học B. Gây cười để mua vui, phê phán C. Khuyên nhủ, răn dạy người ta D. Ngụ ý, bóng gió để châm biếm Câu 3: Em bé trong truyện: “Em bé thông minh” là kiểu nhân vật nào? A. Người có tài năng kì lạ B. Người bất hạnh C. Người thông minh D. Người dũng sĩ Câu 4: Về đặc điểm nghệ thuật, truyện cười giống với truyện ngụ ngôn ở điểm nào? A. Nhân hoá B. Sử dụng tiếng cười C. Ngắn gọn, hàm súc D. Dễ nhớ, dễ thuộc Tiết 59: Con hổ có nghĩa. (Vũ Trinh - Truyện trung đại) I. Đọc- chú thích 1. Đọc Theo em cần đọc văn bản này như thế nào? - Giọng đọc vừa phải, thay đổi giọng điệu, nhấn mạnh khi đọc các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật. 2. Chú thích. Nêu hiểu biết của em về văn học trung đại? - Thời gian: thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. - Thể loại : văn xuôi chữ hán. - Nhân vật: được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. - Nội dung: mang tính giáo huấn. - Cốt truyện: đơn giản. Đọc các chú thích: 1, 2, 6 Nhìn cuối văn bản cho biết xuất xứ của văn bản này như thế nào? - Trích trong: Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh. - Vũ Trinh sinh năm 1759 mất năm 1822. Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào? Ngôi kể? Thứ tự kể? - Kiểu văn bản: tự sự. - Ngôi kể: ngôi thứ ba. - Thứ tự kể: theo trình tự thời gian Em hãy tóm tắt văn bản? Qua phần tóm tắt, cho biết văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần? Gồm 2 phần: + Từ đầu đến mới sống qua được: con hổ với bà đỡ Trần. + Đoạn còn lại: con hổ với bác tiều phu. II. Tìm hiểu văn bản Hai con hổ được giới thiệu trong tình huống nào? - Hổ 1: Hổ cái đau đẻ. - Hổ 2: Hổ bị hóc xương. Em có nhận xét gì về 2 tình huống đó? - Tình huống 1: gay go, liên quan đến sự sống còn của hổ cái và hổ con.Hổ đực không thể đứng nhìn. - Tình huống 2: liên quan trực tiếp đến tính mạng của con hổ. Trước tình cảnh đó của hổ, bà đỡ Trần và bác tiều phu đã có những hành động gì? - Bà đỡ Trần: lúc đầu sợ đến chết khiếp. Sau đó bà lấy thuốc trong túi hoà với nước suối cho hổ cái uống, xoa bóp bụng cho hổ cái và hổ cái đã đẻ được. - Bác tiều phu: nhìn thấy hổ bác sợ hãi trèo lên cây, sau bác nói to: “cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Rồi thò tay lấy cái xương bò trong cổ họng của hổ. Hành động dó cho thấy họ là những người như thế nào? - Họ là những người dũng cảm, tốt bụng, hiền lành Qua chuyện người cứu vật, tác giả muốn đề cao cái nghĩa nào của con người với con vật? - Lòng nhân ái của con người biểu hiện ở sự gần gũi, yêu thương loài vật. Trước tấm lòng cao đẹp của bà đỡ Trần và bác tiều phu, hai con hổ đã đền đáp công ơn này như thế nào? - Con hổ 1: Biếu bà dỡ Trần cục bạc. - Con hổ 2: Biếu bác 1 con nai Khi bác mất chạy quanh quan tài, mỗi năm đến ngày giỗ hổ đều nhớ đến bác mang các con vật hổ kiếm được đến trước phần mộ của bác. Việc làm đó của 2 con hổ có ý nghĩa gì? - Hổ muốn đền ơn người đã cứu mình, đó là cái nghĩa của 2 con hổ. Hai con hổ đều đền ơn người đã giúp đỡ mình, vậy ta thấy hổ có mấy cách đền ơn? - Có 2 cách đền ơn: + Con hổ 1: đền vật chất + Con hổ 2: không chỉ đền vật chất mà hàng năm hổ vẫn nhớ tới bác tiều ngay cả khi bác đã mất. Theo em trong thực tế có con hổ nào như vậy không? - Không có con hổ nào như vậy cả. Vậy để có điều đó tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Nghệ thuật nhân hoá. Tác giả muốn gửi gắm tới người đọc điều gì qua 2 câu chuyện này? - Con người khi thấy hoạn nạn phải biết giúp đỡ, sống ân nghĩa, thuỷ chung, biết ơn người đã giúp đỡ mình. Thảo luận nhóm. - Tại sao tác giả lại lấy hình tượng con hổ mà không lấy hình tượng con vật khác làm việc nghĩa? Vì con hổ vốn là con vật hung dữ nhất nhưng trước hành động của con người, con vật hung ác ấy cũng được cảm hoá, cũng biết đền ơn người đã cứu giúp mình. III. Tổng kết Nghệ thuật của truyện này là gì? Biện pháp nghệ thuật đó nhằm mục đích gì? Ghi nhớ: - Truyện con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu trong đó dùng 1 biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. IV. Luyện tập. Quan sát tranh và cho biết bức tranh nói đến sự việc nào trong văn bản? Kể lại sự việc đó. V. Bài tập về nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Mẹ hiền dạy con. Giờ học đã kết thúc. Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của các thầy cô và các em.
File đính kèm:
- Van 6cuc doc.ppt