Bài giảng Tiết 59- chơi chữ

I. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ ?

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi(1) chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng không còn.

Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là chơi chữ và nêu tác dụng của chơi chữ?

 

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 59- chơi chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng thầy cô về dự giờ và các em học sinh tham gia tiết dạy tại: HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013-2014 ------------- Chào mừng thầy cô về dự giờ và các em học sinh tham gia tiết dạy tại: HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013-2014 ------------- Quan sát những ví dụ sau, chú ý những từ màu đỏ và hãy gọi tên việc sử dụng những từ ngữ đó. VÍ DỤ 1: Con ngựa đá con ngựa đá. VÍ DỤ 2: Đố là con gì? Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. VÍ DỤ 3: Chuột chù chê khỉ rằng hôi Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm. VÍ DỤ 4: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi, Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên. Sử dụng từ đồng âm. Sử dụng nói lái. Sử dụng từ trái nghĩa. Sử dụng điệp âm. Việc sử dụng những từ ngữ như trên làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 7 Tiết 59. CHƠI CHỮ Bà già đi chợ Cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ? Thầy bói xem quẻ nói rằng : Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. I. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ ? Bà già đi chợ Cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi(1) chăng ? Thầy bói xem quẻ nói rằng : Lợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng không còn. ? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này ? - lợi (1) : phần thịt bao chân răng (nướu) thuận lợi, lợi lộc - lợi (2), (3) : ? Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ? Việc dùng từ lợi (2), (3) là dựa vào hiện tượng đồng âm của từ ngữ. ? Việc sử dụng từ lợi(2),(3) như trên có tác dụng gì ? Việc dùng từ lợi (2), (3) là nghệ thuật “đánh tráo ngữ nghĩa”, gây cảm giác bất ngờ thú vị. NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ ? Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là chơi chữ và nêu tác dụng của chơi chữ? Ghi nhớ: SGK/164 II. CÁC LỐI CHƠI CHỮ ? Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu dưới đây: (danh tướng / ranh tướng) Trại âm (gần âm) Điệp phụ âm đầu Nói lái Từ trái nghĩa Ghi nhớ: SGK/165 III. LUYỆN TẬP Bài tập 1. Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ ? Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối, Lằn lưng cam chịu dấu roi tra. Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối, Lằn lưng cam chịu dấu roi tra. Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. Chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau: các từ chỉ loài rắn, đó là: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang. III. LUYỆN TẬP Bài tập 2. Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ sự vật gần gũi nhau ? Cách nói này có phải là chơi chữ không ? Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp. Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn. Những từ gần gũi với thịt: mỡ, giò, nem, chả. Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn. Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp. Những từ gần gũi với nứa: tre, trúc, hóp. Những cách chơi chữ này theo lối dùng các từ gần nghĩa. MỘT SỐ CÁCH CHƠI CHỮ 1. Trong dân gian, những lúc hội hè, đình đám, hay cùng nhau gặt lúa trên đồng, trai gái thường thách thức nhau về tài đối đáp, ăn nói lanh lẹ qua câu hò, câu đối. Sau đây là một cặp trai gái đối nhau:  Nữ ra đối: Một trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp ?  Một trăm thứ bắp, bắp chi không ai rang ?  Một trăm thứ than, than chi không ai quạt ?  Một trăm thứ bạc, bạc chi bán không ai mua ?  Trai nam nhi đối đặng, gái bốn mùa xin theo.  Nam đáp lễ: Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp ;  Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang ;  Một trăm thứ than, than thân không ai quạt ;  Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua;  Trai nam nhi đà đối đặng, gái bốn mùa tính răng ?  Sử dụng từ đồng âm để chơi chữ - dầu (thắp)/ dầu (xoa) - bắp (ngô)/ bắp (chuối) - than (củi) / than (thân) - bạc (tiền) / bạc (tình) MỘT SỐ CÁCH CHƠI CHỮ 2. Chơi chữ trong hình thức câu đố:  Đố là chữ gì? Hai người đứng bắt tay nhau,  Chạm trán, chạm đầu, mà chẳng chạm chân.  Đố là các chữ gì? Đầu bò mà gắn đuôi heo  Ai mà thấy nó lăn queo tức thì.  Đầu trâu mà gắn đuôi nai,  Trơ như đá không ai sợ nào.    Chữ A Chữ BEO, chữ TRAI MỘT SỐ CÁCH CHƠI CHỮ 3. Chơi chữ trong truyện cười:  * Câu chuyện 1. Ông bạn già xóm trên, hẹn ông bạn già xóm dưới, ngày mai qua nhậu. Nhưng chờ mãi không thấy, sáng ngày kia thấy ông bạn già lù lù đi vào, miệng bô bô:  - Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua. Hôm nay qua không nói qua qua nhưng qua qua. + qua: là tôi  + qua: là đến + qua: là trước  Ý câu này là: "Hôm trước tôi nói tôi đến mà tôi không đến. Hôm nay tôi không nói tôi đến mà tôi đến."  MỘT SỐ CÁCH CHƠI CHỮ 3. Chơi chữ trong truyện cười:  * Câu chuyện 2. Một người bạn vào nhà, con chó xổng ra nhe răng gầm gừ, bà chủ la lớn:  - Đi vô đi ! Không răng mô.  “Răng” vừa là cái răng, cũng nghĩa là can chi. Ý câu này là: "Cứ vào đi ! Không can chi đâu".  CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC CHƠI CHỮ Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Khái niệm Các lối chơi chữ Dùng từ đồng âm Dùng lối nói trại âm (gần âm) Dùng cách điệp âm Dùng lối nói lái Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa Sử dụng Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,… HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ Ôn bài cũ: - Thuộc ghi nhớ (SGK/164, 165); - Thực hiện bài tập 3, 4* (SGK/166); (Chú ý: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo) - Đọc bài đọc thêm (SGK/166). Chuẩn bị bài mới: - Tiết 60. Làm thơ lục bát; - Ôn tập theo đề cương HKI. Cảm ơn thầy cô về dự giờ và các em học sinh đã tham gia tiết học tại: HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013-2014 -------------

File đính kèm:

  • pptCHOI_CHU_GVDG.ppt