Hãy đọc kĩ và so sánh hai đề văn sau:
Đề 1: Sau nhiều năm sống xa quê giờ em mới có dịp trở về. Hãy kể về những đổi mới ở quê em.
Đề 2: Hãy tưởng tượng và kể lại những đổi mới của quê em sau mười năm nữa.
Giống nhau: Đều kể về sự đổi mới của quê em
=> Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Khác nhau: Đề 1 thuộc kiểu đề kể chuyện đời thường
Đề 2 thuộc kiểu đề kể chuyện tưởng tượng.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãy đọc kĩ và so sánh hai đề văn sau: Đề 1: Sau nhiều năm sống xa quê giờ em mới có dịp trở về. Hãy kể về những đổi mới ở quê em. Đề 2: Hãy tưởng tượng và kể lại những đổi mới của quê em sau mười năm nữa. Giống nhau: Đều kể về sự đổi mới của quê em. => Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. Khác nhau: Đề 1 thuộc kiểu đề kể chuyện đời thường Đề 2 thuộc kiểu đề kể chuyện tưởng tượng. Tiết:58 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Tiết:58 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Đề bài: II. Tìm hiểu đề bài: 1. Thể loại: kể chuyện tưởng tượng Em hãy cho biết thể lọai mà đề bài yêu cầu là gì? Đề bài yêu cầu các em kể về nội dung gì? Khi kể chuyện tưởng tượng về chuyến về thăm trường cũ sau mười năm xa cách em cần làm nổi bật những vấn đề gì? Em có cần lưu ý điều gì khi kể chuyện tưởng tượng không? 2. Nội dung: chuyến về thăm trường cũ sau mười năm nữa. - Sự thay đổi : con người, cảnh vật… - Cảm xúc, tâm trạng của em: */ Lưu ý: không được tưởng tượng viễn vông, lung tung mà phải dựa vào cơ sở thực tế. + Khi chia tay + Trước khi về thăm trường + Trong khi về thăm trường Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Thông thường muốn tìm hiểu một đề bài tập làm văn thì em sẽ tìm hiểu những vấn đề gì? Tiết:58 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Đề bài: II. Tìm hiểu đề bài: III. Lập dàn bài: 1. Mở bài: - Thời gian về thăm trường. - Lý do về thăm trường: 2. Thân bài - Trước khi về thăm trường: + Thay đổi: khuôn viên trường, lớp, thầy cô, bạn bè… + Những kỉ niệm hoc trò. Với đề này, theo em phần mở bài cần nêu những vấn đề gì? Tâm trạng của em trước khi về thăm trường như thế nào? Những gì có thể thay đổi của trường em trong mười năm nữa ? Trở lại trường em đã được sống lại với những kỉ niệm nào? Tâm trạng của em khi trở lại trường cũ như thế nào? Phần kết bài cần nêu những nội dung gì? Dàn bài của bài văn nói chung thường có những phần nào? 3. Kết bài: - Ấn tượng về lần thăm trường ấy. - Công việc của em khi về thăm trường. + Tâm trạng: hồi hộp, háo hức… + Những dự định của bản thân - Khi ở tại trường: + Sự đón tiếp: ân cần, nồng hâu +Tâm trạng khi được trở lai trường cũ: vui, buồn… - Chuẩn bị chia tay: lưu luyến, bịn rịn Nếu căn cứ vào thời gian của một chuyến về thăm trường thì theo em trong phần thân bài có thể chia làm những móc thời gian nào? Em có những dự định gì khi về thăm trường? Khi chuẩn bị xa trường, chia tay bạn bè, thầy cô em cảm thấy như thế nào? Em tưởng tượng sự đón tiếp của thầy cô, học sinh như thế nào? Tiết:58 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Đề bài: II. Tìm hiểu đề bài: III. Lập dàn bài: 1. Mở bài: - Thời gian về thăm trường. - Lý do về thăm trường. 2. Thân bài - Trước khi về thăm trường: + Thay đổi: khuôn viên trường, lớp, thầy cô, bạn bè… + Những kỉ niệm hoc trò. 3. Kết bài: - Ấn tượng về lần thăm trường ấy. - Công việc của em khi về thăm trường. + Tâm trạng: hồi hộp, háo hức… + Những dự định của bản thân - Khi ở tại trường: + Sự đón tiếp: ân cần, nồng hậu +Tâm trạng khi được trở lai trường cũ: vui, buồn… - Chuẩn bị chia tay: lưu luyến, bịn rịn IV. Luyện viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượng Yêu cầu: Dựa vào dàn bài, hãy viết đoạn văn Mở bài, kết bài và một đoạn văn phần thân bài Mở bài: Thời gian thấm thoắt như thoi đưa. Mới đó mà mình đã phải xa trường mười năm rồi ấy nhỉ? Phải rồi! Giờ đây mình có còn là cậu học trò ngây thơ, bé bỏng ngày nào nữa đâu. Mình đã thực sự trở thành đồng nghiệp của thầy Nam – giáo viên âm nhạc và cũng là người chủ nhiệm mình trong suốt những năm học cấp hai rồi mà. Ra trường phải nhận công tác ở một vùng quê heo hút miền sơn cước nên không có điều kiện trở lại thăm trường. Buồn thât! Vừa mới hôm qua, mình bất ngờ nhận được giấy mời tham dự kỉ niệm ba mươi năm thành lập trường, lòng mình sung sướng và hạnh phúc vô cùng. Sắp xếp công việc, gác lại mọi chuyện riêng tư, với chiếc hành lý nhỏ đựng mấy bộ quần áo, mình lên đường về thăm trường cũ. Thân bài: Ngồi trên khán đài nhìn các em học sinh đồng diễn chào mừng ngày hội ba mươi năm thành lập trường lòng mình trào dâng bao niềm xúc động. Mười năm rồi còn gì, đó không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không là quá ngắn để có thể giữ lại vẹn nguyên những gì của ngày hôm qua. Thời gian vẫn cứ lặng lẽ trôi đi theo dòng đời xô bồ, hối hả, thầy Nam- người “ôm đàn dạy các em thơ” mười năm trước giờ đây vẫn lên lớp cùng cây đàn ngày ấy, chỉ có điều nó đã bị phủ lên một lớp bụi thời gian. Dẫu vậy, tiếng đàn vẫn trầm bỏng, réo rắt lòng người. Mái tóc thầy đã lấm tấm nhiều sợi bạc. Thầy cũng gầy đi rất nhiều. Kết bài Chia tay thầy cô, bạn bè và cả mái trường mến yêu trở về miền sơn cước, lòng mình cảm thấy xốn xang, lưu luyến vô cùng. Cuộc hội ngộ đã đem đến cho mình thật nhiều cảm xúc. Dẫu phải vật lộn với cuộc sống xô bồ, hối hả vì sự mưu sinh nhưng trong sâu thăm đáy lòng mình vẫn luôn có một miền kí ức về trường xưa. Mỗi khi nghe âm vang đâu đó khúc hát “em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay…” lòng mình lại trào dâng một mỗi nhớ khôn nguôi. Hướng dẫn về nhà: - Nắm lại khái niệm truyện tưởng tượng, những lưu ý khi kể chuyện tưởng tượng. */ Gợi ý đề (a) Mượn lời đồ vật: chiếc bàn học - Cô chủ học bài mệt và ngủ thiếp đi trên chiếc bàn học. - Trong giấc mơ cô chủ đã được trò chuyện với chiếc bàn học của mình. +Lúc đầu cô chủ rất cưng chiều tớ: lau sạch sẽ, xếp đồ học tập ngăn nắp + Sau một thời gian, cô chủ không còn quan tâm tớ nữa: Không vệ sinh -> làm tớ hôi hám, bẩn thỉu - Sau cuộc trò chuyện, cô chủ thấy hối hận và hứa sẽ không làm tớ đau buồn nữa. Da mặt tớ bị rách những đường ngang dọc khi cô chủ tức giận. Để đồ đạc bừa bộn -> làm tớ khó thở, mệt mỏi - Cô chủ đã nghe chiếc bàn kể chuyện đời mình: - Tự rèn luyện thêm kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho bài văn kể chuyện tưởng tượng. - Tìm ý và lập dàn bài cho các đề a, b, c mục 2 (SGK- trang140) Tiết:58 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Đề bài: II. Tìm hiểu đề bài: III. Lập dàn bài: 1. Mở bài: - Thời gian về thăm trường. - Lý do về thăm trường: 2. Thân bài - Trước khi về thăm trường: + Thay đổi: khuôn viên trường, lớp, thầy cô, bạn bè… + Những kỉ niệm học trò. 3. Kết bài: - Ấn tượng về lần thăm trường ấy. - Công việc của em khi về thăm trường. + Tâm trạng: hồi hộp, háo hức… + Những dự định của bản thân - Khi ở tại trường: + Sự đón tiếp: ân cần, nồng hậu +Tâm trạng khi được trở lại trường cũ: vui, buồn… - Chuẩn bị chia tay: lưu luyến, bịn rịn IV. Luyện viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượng
File đính kèm:
- ngu van 6 tiet 57.ppt