Bài giảng Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: cốm

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Ông có sở trường về truyện ngắn

- Là cây bút tinh tế, nhạy cảm, đặc biệt trong việc khai thác thế giới cảm xúc cảm giác của con người.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: cốm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam) I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Ông có sở trường về truyện ngắn - Là cây bút tinh tế, nhạy cảm, đặc biệt trong việc khai thác thế giới cảm xúc cảm giác của con người. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Trích “Hà Nội băm sáu phố phường” b. Thể loại: Tuỳ bút c. Bố cục: 3 phần II. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Cốm - Một thứ quà độc đáo, giản dị của dân tộc. - Cốm: Thức quà thanh nhã và tinh khiết. - Cội nguồn: Lúa đồng quê. * Thảo luận nhóm: (1 phút) - Có ý kiến cho rằng đoạn văn: “Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. ” là lời ngợi ca vẻ đẹp của người làm cốm. Ý kiến của em? Gợi ý trả lời: Không chỉ là lời ngợi ca vẻ đẹp của người làm cốm mà còn cho thấy: + Cốm gắn với vẻ đẹp của người làm ra cốm. + Cốm đến với người một cách duyên dáng, lịch thiệp. -> Vẻ đẹp của người - cốm: Hoà quyện, tôn vinh nhau. - Chi tiết: “Đến mùa cốm, các người của Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm.” -> Cốm gia nhập vào văn hoá ẩm thực của Thủ đô. - “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.” -> Cốm là thứ quà quê nhưng thiêng liêng. - Cốm làm quà sêu tết -> Cốm góp phần cho nhân duyên tốt đẹp, hạnh phúc bền lâu. * Các giác quan cảm thụ: - Khứu giác (mùi thơm phức của lúa…). - Xúc giác (chất ngọt của cốm). - Thị giác (trong màu xanh của cốm). -> Sự tinh tế sâu sắc của tác giả (người sành cốm). * Quan hệ giữa lá sen - cốm: + “Bao bọc” + “Nằm ủ” -> Quan hệ tự nhiên, tựa như hai linh hồn lương tựa vào nhau, làm tôn lên hương sắc thanh quý. “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của con người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa” (Thạch Lam) 2. Sự tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc của Thạch Lam: - Lối văn giàu ấn tượng cảm giác, sức gợi cảm cao. - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trên nền biểu cảm. - Lời văn giàu hình ảnh, nhiều cảm nghĩ, giọng điệu nhẹ nhàng gần như thơ. * Ý nghĩa tiêu đề văn bản: của lúa non: cốm” “Một thứ quà -> Ngắn gọn nhưng cô đọng, khái quát đầy ý nghĩa. * Hướng dẫn bài tập về nhà: - Viết đoạn văn: + Hình thức: 5-7 câu + Nội dung: Cảm nghĩ của em về đoạn văn. - Chuẩn bị tiết “Chơi chữ”

File đính kèm:

  • pptTiet 57 Mot thu qua cua lua non Com.ppt
Giáo án liên quan