Câu 1: Bài thơ được Bác Hồ sáng tác vào thời kì nào? Ở đâu ?
Câu 2: Đọc bài thơ em hình dung,tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào?
Câu 3: Nội dung chính của bài có mấy ý ? Đó là những ý nào?
Câu 4: Chi tiết nào làm em chú ý và hứng thú nhất ? Vì sao?
Câu 5: Qua bài thơ em hiểu gì về Chủ tịch Hồ Chí Minh? Tình cảm của em đối với Bác Hồ như thế nào?
19 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 56- Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? - Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. Tiết56 Luyện nói:Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học I.Chuẩn bị Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Tìm ý: Tiết 56: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Câu 1: Bài thơ được Bác Hồ sáng tác vào thời kì nào? ở đâu ? Câu 2: Đọc bài thơ em hình dung,tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào? Câu 3: Nội dung chính của bài có mấy ý ? Đó là những ý nào? Câu 4: Chi tiết nào làm em chú ý và hứng thú nhất ? Vì sao? Câu 5: Qua bài thơ em hiểu gì về Chủ tịch Hồ Chí Minh? Tình cảm của em đối với Bác Hồ như thế nào? Câu 1: “Cảnh khuya “ được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1947). Chiến khu Việt Bắc Câu 2 : Một đêm trăng tuyệt đẹp ở chiến khu, cảnh vật hòa hợp quấn quýt, lung linh, huyền ảo. Âm thanh trong trẻo của tiếng suối như tiếng hát từ xa vọng lại. Câu 3: Nội dung bài có hai ý. -Tâm hồn nhạy cảm, trong sáng thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc. -Lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác. Câu 4. Âm thanh trong trẻo, róc rách khiến người ta tưởng như có giọng hát ngọt ngào vang vọng, ngân nga trong đêm trăng khuya Hình ảnh trăng, cổ thụ, hoa, hòa hợp, quấn quýt,lung linh, huyền ảo nhiều màu sắc, tầng bậc. Tâm hồn yêu thiên nhiên,tình yêu nước sâu sắc. Tài năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa,điệp ngữ Câu 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người yêu thiên nhiên, tâm hồn trong sáng nhạy cảm. Là một lãnh tụ vĩ đại suốt đời vì nước vì dân. Đọc thơ Bác ta càng biết ơn và kính yêu Bác * Yêu cầu: Phải hiểu kĩ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nói cần phải có nghi thức thưa, gửi, cảm ơn khi kết thúc. Không nhất thiết phải dùng câu dài, nhiều thành phần như văn viết. Dùng hình thức nêu câu hỏi rồi tự trả lời. Cần sử dụng lợi thế của ánh mắt, cử chỉ, giọng nói để biểu hiện cảm xúc, tình cảm lôi cuốn người nghe. Phải bạo dạn, tự tin trước thầy cô và các bạn. Diễn đạt phải rõ ràng trôi chảy. Tiết 56: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học CHuẩn bị II. Luyện nói Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Cảm nhận chung của em về bài thơ đó? - “Cảnh khuya” thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cả bài thơ dào dạt ánh sáng và âm thanh để lại trong lòng người đọc ấn tượng vô cùng sâu sắc. - Bài thơ được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1947). Tiết 56: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học I.CHuẩn bị II. Luyện nóiáấ * dàn bài Mở bài Cảm nhận chung về hình ảnh trong bài (Phong cảnh, tâm hồn) Nêu cảm nghĩ của em theo từng câu thơ (Vận dụng biện pháp liên tưởng so sánh) Cảm nhận chung bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. Cảm nghĩ theo từng câu thơ: Câu thơ đầu Bác Hồ đã ví tiếng suối với tiếng hát Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người và có sức sống trẻ trung,trong câu thơ có nhạc. Câu thơ thứ hai cho ta thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh: trăng – cổ thụ - hoa Điệp từ “lồng” sử dụng thật đắt, thật hay khiến bức tranh có nhiều mầu sắc, tầng bậc hoà hợp, quấn quýt tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo. - Điệp ngữ bắc cầu “chưa ngủ” ở hai câu thơ cuối như một bản lề khép mở hai tâm trạng: chưa ngủ vì say mê cảnh trăng đẹp, chưa ngủ vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Thân bài Đọc bài thơ em thấy Bác Hồ là người như thế nào? Tình cảm của em đối với Bác? - Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ lớn của dân tộc. ở Bác toát lên một phong thái lạc quan yêu đời - Đọc thơ Bác em càng thấy khâm phục và kính yêu Bác hơn. Tiết 56: Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học I. CHuẩn bị II. Luyện nóiáấ * dàn bài Mở bài Thân bài Kết bài Mở bài: - “Cảnh khuya” thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cả bài thơ dào dạt ánh sáng và âm thanh để lại trong lòng người đọc ấn tượng vô cùng sâu sắc. - Được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1947). Thân bài: Cảm nhận chung bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. Cảm nghĩ theo từng câu thơ: Câu thơ đầu Bác Hồ đã ví tiếng suối với tiếng hát Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người và có sức sống trẻ trung,trong câu thơ có nhạc. Câu thơ thứ hai cho ta thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh: trăng – cổ thụ - hoa Điệp từ “lồng” sử dụng thật đắt, thật hay khiến bức tranh có nhiều mầu sắc, tầng bậc hoà hợp, quấn quýt tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo. - Điệp ngữ bắc cầu “chưa ngủ” ở hai câu thơ cuối như một bản lề khép mở hai tâm trạng: chưa ngủ vì say mê cảnh trăng đẹp, chưa ngủ vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Kết bài: - Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ lớn của dân tộc. ở Bác toát lên một phong thái lạc quan yêu đời - Đọc thơ Bác em càng thấy khâm phục và kính yêu Bác hơn. Củng cố Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý và diễn đạt cảm nghĩ bằng văn nói? Hướng dẫn về nhà Hoàn chỉnh thành một bài viết phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” Đọc trước bài “ làm thơ lục bát’để tìm hiểu về luật làm thơ lục bát. Sưu tầm một vài bài thơ lục bát
File đính kèm:
- bai luyen noi ngu van 7.ppt