Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 33+34 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa kiến thức về: từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ và các lỗi thường

mắc về quan hệ từ; từ Hán Việt

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức ôn tập, học thuộc thơ, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.

3. Năng lực.

a. Năng lực chung

- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập, đọc văn bản.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng kiến thức tiếng việt vào làm bài kiểm tra.

- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm

và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản.

- Năng lực văn học: Tổng hợp, khái quát kiến thức. Viết đoạn văn cảm thụ văn

học.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Sơ đồ hệ thống hóa các kiến thức cơ bản.

2. Học sinh:

- Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân. Chia sẻ

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ: kết hợp khi lên lớp

3. Bài mới:

* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.

GV nêu mục tiêu bài học -> Vào bài mới.

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 33+34 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03/11/2020, 04/11/2020( 7A1, 7A3) TIẾT 33 – bài 9: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về: từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ và các lỗi thường mắc về quan hệ từ; từ Hán Việt 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức ôn tập, học thuộc thơ, chia sẻ giúp đỡ bạn bè. 3. Năng lực. a. Năng lực chung - Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập, đọc văn bản. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng kiến thức tiếng việt vào làm bài kiểm tra. - Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản. - Năng lực văn học: Tổng hợp, khái quát kiến thức. Viết đoạn văn cảm thụ văn học. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Sơ đồ hệ thống hóa các kiến thức cơ bản. 2. Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân. Chia sẻ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: kết hợp khi lên lớp 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. GV nêu mục tiêu bài học -> Vào bài mới. *HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung - PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm - KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm ? Thế nào là từ phức? Từ phức có mấy loại? ? Thế nào là từ ghép? Từ ghép có mấy I. Lý thuyết. 1. Từ phức - Từ phức là những từ gồm hai tiếng trở lên, có nghĩa. loại? - HS trả lời ? Thế nào là từ láy? Từ láy chia làm mấy loại? - HS trả lời ? Hãy tìm thêm ví dụ điền vào các ô trống. ? Thế nào là đại từ? ? Đại từ dùng để trỏ có mấy loại? Đó là những loại nào? - HS kể tên. ? Đại từ dùng để hỏi chia ra làm mấy loại? Đó là những loại nào? - HS kể tên - Học sinh điền các ví dụ vào ô trống. 2. Đại từ: - Là những từ dùng để trỏ hoặc để hỏi Từ phức Từ ghép Từ ghép ĐL Mênh mông Từ ghép CP cỏn con Toàn bộ Sách vở Xanh xanh Láy phụ âm đầu Hoa sen Từ láy Bộ phận Láy vần Đại từ Đại từ để trỏ Đại từ để hỏi Trỏ người sự vật Trỏ số luợng Trỏ hoạt động t/chất Hỏi về người sù vật Hỏi số lượng Hỏi về h.động t/chất Tôi, tớ bấy, bấy nhiêu vậy thế Ai, gì mấy nhiêu Sao thế nào ? Nêu ý nghĩa và chức năng của qht? ? Cí những lỗi nào thường mắc về qht? ? Có mấy loại từ ghép Hán Việt? * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập HS thực hiện theo nhóm bàn, bài 1( 5p), bài 5( 3p) Hs làm bài cá nhân. - Lên bảng trình bày. Gv hướng dẫn Hs thực hiện từng bài 3. Quan hệ từ và các lỗi thường mắc về QHT - Ý nghĩa: Biểu thị ý nghĩa quan hệ - Chức năng: Liên kết các thành phần của cụm từ, câu - Các lỗi thường mắc về qht: + Thiếu qht + Dùng qht không thích hợp về nghĩa + Thừa qht + Dùng qht không có tác dụng liên kết 3. Từ Hán Việt. - Có 2 loại: + Từ ghép đẳng lập. + Từ ghép chính phụ. II. Luyện tập 1. Bài 1, 5( 43) 2. Bài 2: Đặt câu với các cặp qht cho sẵn. - Nếu............thì............ - Tuy............nhưng......... - Sở dĩ..........vì......... - Vì.............nên........... - Hễ..............thì............. 3. Bài 1,2,3,4( 107,108) * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết đoạn văn có sử dụng từ láy và qht. * HOẠT ĐỘNG 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo - Tích cực ôn tập, chỗ nào chưa nắm rõ giờ sau cô giải đáp. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài sau. - Tích cực ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì I. Ngày dạy: 03/11/2020, 04/11/2020( 7A1, 7A3) Tiết 34 – bài 9: ÔN TẬP PHẦN VĂN & TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản nhật dụng các bài ca dao và các bài thơ trung đại đã học. - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức ôn tập, học thuộc thơ, chia sẻ giúp đỡ bạn bè. 3. Năng lực. a. Năng lực chung - Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập, đọc văn bản. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông điệp gửi gắm qua văn bản. - Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Biết đọc VB theo kiểu, loại. Phân tích, đánh giá ND và đặc điểm về hình thức biểu đạt của VB. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. Biết liên hệ các sự kiện trong truyện với các tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Năng lực văn học: Tổng hợp, khái quát kiến thức. Viết đoạn văn. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ tổng hợp kiến thức 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học về VHDG, NB nhật dụng, thơ trung đại; văn biểu cảm về sự vật, con người III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. GV nêu mục tiêu bài học -> Vào bài mới. * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. A. Văn bản I. Văn bản nhật dụng: - HS kể tên từng văn bản nhật dụng đã học, tóm tắt nội dung chính của từng văn bản, nêu tên tác giả và nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của từng văn bản. - HS nhận xét, bổ sung - GV đưa bảng thông kê, chốt kiến thức cần ghi nhớ. TT Tên VB Tác giả Nội dung chính Nghệ thuật Ý nghĩa 1 Cổng trường Lí lan - Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí - tấm lòng tình cảm của người mẹ dành cho mở ra cho con. - Tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ được. của mẹ. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. con. - Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người. 02 Mẹ tôi E.A- mi- xi - Hoàn cảnh bố viết thư. - Câu chuyện bức thư khiến En-ri-cô xúc động. - Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Lồng trong truyện một bức thư. - Biểu cảm trực tiếp. - Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. - Tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người. 03 Cuộc chia tay của những con búp bê. Khánh Hoài. - Hoàn cảnh éo le - Cuộc chia tay vô cùng đau đớn và xúc động. - Tình cảm gắn bó của hai anh em. - Xây dựng tình huống tâm lí. - Lựa chọn ngôi kể “tôi” làm cho câu chuyện thêm chân thực. - Lời kể tự nhien theo trình tự sự việc. - câu chuyện của những đứa con , người làm cha mẹ phải suy nghĩ. - Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. - Mỗi người phải biết giữ gìn hpgđ II. Ca dao 1. Những câu hát về tình cảm gia đình. ? Đọc thuộc lòng các bài ca dao và nêu nội dung, nghệ thuật của mỗi bài thuộc chủ đề tình cảm gia đình đã học? a- Nội dung: Bài 1: Tình cảm yêu thương, công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và lời nhắc nhở tình cảm ơn nghĩa của con cái đối với cha mẹ. Bài 4: Tình cảm gắn bó giữa anh em ruột thịt, nhường nhịn, hoà thuận trong gia đình. b- Nghệ thuật: Nghệ thuật được sử dụng phổ biến là so sánh. 2. Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. ? Đọc thuộc lòng các bài ca dao và nêu nội dung, nghệ thuật của mỗi bài thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người? 1. Bài 1: Mượn hình thức đối đáp nam nữ để ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Lời đố mang tính chất ẩn dụ và cách thức giải đố sẽ thể hiện rõ tâm hồn, tình cảm của nhân vật. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương một cách tinh tế, khéo léo, có duyên. b. Bài 2: Bằng một loạt các BPTT: điệp từ, đảo ngữ, so sánh, phép đối xứng bài ca dao đã thể hiện rất rõ sự rộng lớn mênh mông, trù phú của cánh đồng, hình ảnh đẹp rực rỡ, trẻ trung, tràn đầy sức sống của cô thôn nữ và cảm xúc mênh mông, dạt dào, tình yêu quê hương, đất nước thiết tha của người nông dân. III. Thơ trung đại: GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập theo bảng thống kê. - HD nhóm 4 (7p) -> các nhóm trình bày kết quả -> Nhận xét, bổ sung. - GV đưa bảng chuẩn kiến thức -> HS so sánh, đối chiếu, tự đánh giá kết quả hoạt động của nhóm. TT Văn bản Tác giả Thể thơ Nội dung chính Nghệ thuật Ý nghĩa 01 Sông núi nước Nam Lí Thường Kiệt Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước. - Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc. - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn, súc tích. - Dồn nén cảm xúc trong hình thức thể hiện nghị luận, trình bày ý kiến. - Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. - Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa. - Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu ti6n của nước ta. 06 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Tả bánh trôi nước - Tả vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng của người phụ nữ. - Cảm thông, xót xa cho thân phận người phụ nữ. - Vận dụng điêu luyện những quy tắc thơ Đường. - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với thành ngữ, mô típ dân gian. - XD hình ảnh nhiều tầng nghĩa. - Cảm hứng nhân đạo: ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ. - Cảm thông sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của người phụ nữ. 07 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú Đường luật - Cảnh hoang sơ vắng lặng - Tâm trạng hoài cổ, nhớ nước, thương nhà, buồn , cô đơn. - Vận dụng điêu luyện thể thơ Đường. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo trong việc dùng từ láy. - SD nghệ thuật đối hiệu quả. - Tâm trạng cô đơn, thầm lặng. - Nỗi niềm hoài cồ. 08 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Đường luật - Lời chào thân mật tự nhiên. - Giải bài hoàn cảnh sống với bạn. - Tình bạn là trên hết. - Sáng tạo trong việc tạo dựng tình huống. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. - Thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó có giá trị rất lớn trong mọi thời đại. B. Tập làm văn 1. Khái niệm: - Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. - Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình: bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút - Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên, yêu con người,) - Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả,để khơi gợi tình cảm người đọc. 2. Đặc điểm - Mỗi bài văn biểu cảm thường tập trung thể hiện cảm xúc với một đối tượng cụ thể (đất nước, quê hương, con người,) - Người viết chọn một đối tượng cụ thể để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc thổ lộ trực tiếp những tình cảm, nỗi niềm trong lòng. - Bố cục: gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu sự vật, hiện tượng được chọn và những cảm xúc ban đầu của bản thân. + Thân bài: Kết hợp với miêu tả và tự sự để bộc lộ cảm xúc cá nhân đối với sự vật, hiện tượng được nêu. + Kết bài: Tổng kết lại cảm xúc hoặc nâng lên thành tư tưởng. – Tình cảm trong bài phải rõ rang, trong sáng, chân thật. 3. Phương pháp làm bài văn biểu cảm: a. Cách làm bài văn biểu cảm - Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa. - Muốn tìm ý thì phải hình dung rõ đối tượng cần hướng tới, đặt đối tượng đó trong không gian – thời gian cụ thể và tưởng tượng cảm xúc của mình trong bối cảnh đó như thế nào. - Tìm lời văn thích hợp và gợi cảm, bộc lộ cảm xúc chân thật. b. Cách lập ý cho bài văn biểu cảm - Người viết có thể hồi tưởng về quá khứ, suy nghĩ về hiện tại và mơ ước tới tương lai để tạo ý cho bài văn biểu cảm. Ngoài ra, người viết còn phải tưởng tượng tới những tình huống cụ thể, lồng ghép cảm xúc của mình trong những tình huống đó hoặc có thể vừa quan sát đối tượng sẽ biểu cảm và vừa suy ngẫm những ý tưởng cần viết. - Bài viết phải chân thật trong tình cảm và sự việc, hiện tượng được hướng tới phải được người viết cảm nhận qua, có như vậy bài văn mới chân thật và tạo được lòng tin, sự đồng cảm cho người đọc. c. Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra hình ảnh sự vật, hiện tượng cần biểu cảm để từ đó gửi gắm cảm xúc. - Tự sự và miêu tả nhằm hỗ trợ cho việc biểu cảm chứ không nhằm kể chuyện hay miêu tả cụ thể đối tượng, do đó cần phải phân biệt rõ yêu cầu mà đề văn hướng tới là gì. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Viết MB và KB đề bài: Cảm nghĩ về thầy (cô giáo). * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Hoàn thiện bài viết với đề bài trên * HOẠT ĐỘNG 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo - Tích cực ôn tập, nội dung nào chưa rõ giờ sau thầy giải đáp. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tích cực ôn tập chuẩn bị thi giữa kì I.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_3334_nam_hoc_2020_2021_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan