Bài giảng Tiết 53+ 54: Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh)

Tình bà cháu là một tình cảm đẹp, thiêng liêng và cao quí. Những kỉ niệm về tuổi thơ được sống cùng bà là dấu ấn khó phai nhòa trong mỗi chúng ta. Nó tiếp thêm sức mạnh cho ta vượt qua mọi khó khăn thử thách để trưởng thành và thắng lợi. Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh mà các em được học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về điều đó.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 53+ 54: Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này. Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ Cảnh Khuya. Em có nhận xét gì về vẻ đẹp đêm trăng và tâm trạng của Bác Hồ được thể hiện trong bài thơ? Đọc thuộc bài thơ Rằm tháng giêng. Nêu vẻ đẹp riêng của trăng trong bài Cảnh khuya và bài Rằm tháng giêng. Vẻ đẹp đêm trăng được miêu tả trong hai câu đầu. Đó là bức danh họa vừa có âm thanh mềm mại của tiếng suối, vừa có hình ảnh ánh trăng chiếu xuống rừng già lung linh huyền ảo. - Bác Hồ đang miệt mài làm việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Điệp ngữ “ chưa ngủ” nhấn mạnh tâm trạng lo lắng cho vận mệnh của dân tộc và tinh thần tận tụy phụng sự kháng chiến của Bác Hồ. Vẻ đẹp riêng của trăng trong mỗi bài thơ: Cảnh Khuya: trăng chiếu xuống rừng già, ánh trăng lồng vào các bông hoa, tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Rằm tháng giêng: trăng lồng lộng tỏa xuống sông, tạo nên không gian cao rộng, sông xuân tiếp giáp với trời xuân, thể hiện lòng lạc quan của Bác. KIỂM TRA BÀI CŨ GIỚI THIỆU BÀI: Tình bà cháu là một tình cảm đẹp, thiêng liêng và cao quí. Những kỉ niệm về tuổi thơ được sống cùng bà là dấu ấn khó phai nhòa trong mỗi chúng ta. Nó tiếp thêm sức mạnh cho ta vượt qua mọi khó khăn thử thách để trưởng thành và thắng lợi. Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh mà các em được học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về điều đó. Tiết 53+54: TIẾNG GÀ TRƯA ( Xuân Quỳnh ) Thực hiện: Lê Anh Chới. THCS Phan Chu Trinh. B.M.T I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH 1. Tác giả, tác phẩm: Xuân Quỳnh (1942 – 1988 ) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây ( Nay là Hà Nội ), là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ chị thường viết về những tình cảm gần gủi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằn thắm. Bài tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ , in lần đầu trong tập Hoa dọc chiến hào ( 1968 ) của Xuân Quỳnh. Chú thích* sgk/ 150. 2. Hiểu nghĩa từ: Các chú thích còn lại của sgk/ 151. II/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc văn bản: Đọc theo giọng kể, rõ ràng, lưu loát. 2. Hiểu văn bản: Bài thơ có nguồn gốc từ hát dặm Nghệ - Tĩnh nhưng có sự thay đổi như thế nào? Tác dụng của sự thay đổi đó. Bài thơ có nguồn gốc từ hát dặm Nghệ - Tĩnh, thường có cấu tạo 5 câu một khổ, vần liền ở câu 2,3; chữ cuối của câu 4 phải trắc, nhắc lại cuối câu. Bài thơ này có số câu trong từng khổ và cách gieo vần linh hoạt diễn đạt hình ảnh cuộc sống và tình bà cháu hồn nhiên, sinh động. III/ PHÂN TÍCH: Câu hỏi: - Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào? Câu tiếng gà trưa lặp lại mấy lần? Ở vị trí nào? Có tác dụng gì? 1/ Mạch cảm xúc của bài thơ: Mạch cảm hứng của bài thơ được khơi nguồn từ sự việc trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ . - Tiếng gà trưa gợi cho anh nhớ về tuổi thơ được sống trong tình yêu của bà. Tiếng gà trưa theo anh đi vào cuộc chiến đấu, khắc sâu tình bà cháu. Câu tiếng gà trưa đặt đầu mỗi khổ thơ, lặp lại bốn lần, tạo mạch cảm xúc cho bài thơ. Nó vừa là sợi dây liên kết các hình ảnh đó lại, vừa điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. 2/ Những kỉ niệm và tình cảm của nhân vật trữ tình được gợi lại trong bài thơ. Câu hỏi: Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó, bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả? a/ Kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại: Những con gà mái vàng, mái mơ , cùng ổ trứng hồng đẹp như tranh. Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ trứng bị bà mắng. Bà chăm sóc đàn gà, đem lại niềm vui cho cháu. Ước mơ của cháu: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà của bà. Sự hồn nhiên, trong sáng và lòng yêu quí, biết ơn bà của tác giả. b/ Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu. Câu hỏi: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ? Hình ảnh bà: + Tần tảo,chắt chiu trong cảnh nghèo khó, đem lại niềm vui cho cháu. + Lo lắng sức khỏe cho cháu, dạy cháu điều hay. Nhận xét về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu: + Bà hết lòng thương cháu, hình ảnh bà đã thấm sâu vào tâm hồn cháu, tiếp thêm sức mạnh cho cháu trong chiến đấu đánh Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. + Cháu luôn yêu kính bà, sống, chiến đấu sao cho xứng đáng với tình cảm của bà dành cho mình.Tình cảm bà cháu hòa trong tình yêu quê hương, đất nước. IV/ TỔNG KẾT Câu hỏi Em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội dung bải thơ Tiếng gà trưa? Ghi nhớ sgk/ 151 1/ Nghệ thuật: Thơ 5 chữ có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị. Cách dùng điệp ngữ tạo mạch cảm xúc cho bài thơ hay. 2/ Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước. V/ LUYỆN TẬP Câu hỏi: Phát biểu về tình cảm bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Tình cảm bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quí. Bà rất yêu thương cháu, luôn sống vì cháu, tần tảo trong cảnh nghèo khó để đem lại niềm vui cho cháu. Cháu yêu kính bà, luôn mang hình ảnh bà trong tim, sống, chiến đấu sao cho xứng đáng với tình cảm của bà đã dành cho mình. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước. Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Học thuộc bài thơ, nắm chắc phần phân tích bài thơ - Phát biểu về tình cảm bà cháu trong bài thơ. - Soạn bài Một thứ quà của lúa non: cốm của Thạch Lam. Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.

File đính kèm:

  • pptNgu van 7(30).ppt
Giáo án liên quan