Bài giảng Tiết 52- Sử dụng từ địa phương phú yên

Ngọn Chóp Chài cao chi lắm bấy

Trông huỹ trông hoài chẳng thấy người thương

Hay là lưu lạc bốn phương

Hay là liệt chiếu, liệt giường nơi đâu.

Giả đò dạo xóm mua dầu,

Hỏi thăm người bạn nhức đầu bớt chưa.

(Ca dao Phú Yên )

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 52- Sử dụng từ địa phương phú yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H ộ i g i ả n g C ấ p H u y ệ n Hội giảng giáo viên giỏi PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ HOÀ Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm ? Cho một ví dụ có sử dụng hai dấu câu trên ? Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Tiết: 52 SỬ DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG PHÚ YÊN I Từ địa phương Phú Yên trong Văn học. *Bài tập: (Tài liệu ĐPPY/ 41,42) Đọc hai bài ca dao và trả lơì câu hỏi: * Bài tập : (Tài liệu ĐPPY/ trang 41, 42) Khuyên anh ở lại chốn này Để em về bển, cha mẹ ngầy em chịu cho. - Xác định từ địa phương Phú Yên được sử dụng trong hai bài ca dao ? -Hãy viết lại hai bài ca dao trên bằng cách diễn đạt của ngôn ngữ toàn dân ? 1 a/ Bển, ngầy c/ Ngọn Chóp Chài cao chi lắm bấy Trông huỹ trông hoài chẳng thấy người thương Hay là lưu lạc bốn phương Hay là liệt chiếu, liệt giường nơi đâu. Giả đò dạo xóm mua dầu, Hỏi thăm người bạn nhức đầu bớt chưa. (Ca dao Phú Yên ) a/ c/ Bấy, trông huỹ trông hoài, liệt chiếu liệt giường, giả đò, bớt. * Bài tập : (Tài liệu ĐPPY/ trang 41, 42) 1 Ngọn Chóp Chài cao chi lắm thế Trông mãi trông hoài chẳng thấy người thương Hay là lưu lạc bốn phương Hay là ốm nặng nơi đâu. Giả vờø dạo xóm mua dầu, Hỏi thăm người bạn nhức đầu thuyên giảm chưa. Khuyên anh ở lại chốn này Để em về bên ấy, cha mẹ la rầy em chịu cho. Khuyên anh ở lại chốn này Để em về bển, cha mẹ ngầy em chịu cho. Ngọn Chóp Chài cao chi lắm bấy Trông huỹ trông hoài chẳng thấy người thương Hay là lưu lạc bốn phương Hay là liệt chiếu, liệt giường nơi đâu. Giả đò dạo xóm mua dầu, Hỏi thăm người bạn nhức đầu bớt chưa. a/ a/ b/ b/ Em có nhận xét gì nếu viết lại hai bài ca dao Phú Yên bằng cách diễn đạt của ngôn ngữ toàn dân ? Ca dao Phú Yên: Ca dao Phú Yên được diễn đạt bằng ngôn ngữ toàn dân: Tiết: 52 SỬ DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG PHÚ YÊN I Từ địa phương Phú Yên trong Văn học. *Bài tập: (Tài liệu ĐPPY/ 41,42) 1./ Nếu thay thế các từ địa phương Phú Yên bằng những từ toàn dân, hai bài ca dao vẫn giữ nguyên ý nghĩa nhưng mất đi sắc thái địa phương là yếu tố quan trọng để bộc lộ tình cảm của hai bài ca dao. * Hai đoạn văn dưới đây là hai lời thoại của các nhân vật trong hai truyện ngắn khác nhau. Em hãy tìm những từ địa phương Phú Yên được nhà văn sử dụng ? a./ Nó bán quán,mình năng tới lui mua thuốc mua thùng quẹt rồi sinh quen. Tính tôi ít oi, mua chỗ nào quen một chỗ để tránh nói thách nói bớt. Có một bữa ghé lại thấy con Lý nó nóng li bì rồi đổ nói xàm. Má nó chạy lăng xăng kiếm thuốc, kiếm thầy. Uống mấy ve Tiêu ban lộ vẫn như không. Đã lo cuống lên, mếu khóc. Tôi thấy tội nghiệp, lể cho nó mấy huyệt rồi sẵn hương đèn đó vái ông Táo cho nó. Sáng ra ghé lại thấy nó mát. Má nó cảm cái ơn. (Theo “ Thế giới của anh Năm Nhiều” – Võ Hồng) b./ Như thế là sai hung rồi đó. Thầy coi, - ông chỉ tay về một nhánh mai cao đặt đứng cạnh đó – cành mai kia bà thiếu tá Sự trả tôi tám trăm mà tôi chưa để. Mai năm nay hiếm lắm, kiếm chặt không ra. (Theo “ Dốc hiểm nghèo” – Võ Hồng) * Hai đoạn văn dưới đây là hai lời thoại của các nhân vật trong hai truyện ngắn khác nhau. Em hãy tìm những từ địa phương Phú Yên được nhà văn sử dụng ? a./ Nó bán quán,mình năng tới lui mua thuốc mua thùng quẹt rồi sinh quen. Tính tôi ít oi, mua chỗ nào quen một chỗ để tránh nói thách nói bớt. Có một bữa ghé lại thấy con Lý nó nóng li bì rồi đổ nói xàm. Má nó chạy lăng xăng kiếm thuốc, kiếm thầy. Uống mấy ve Tiêu ban lộ vẫn như không. Đã lo cuống lên, mếu khóc. Tôi thấy tội nghiệp, lể cho nó mấy huyệt rồi sẵn hương đèn đó vái ông Táo cho nó. Sáng ra ghé lại thấy nó mát. Má nó cảm cái ơn. (Theo “ Thế giới của anh Năm Nhiều” – Võ Hồng) b./ Như thế là sai hung rồi đó. Thầy coi, - ông chỉ tay về một nhánh mai cao đặt đứng cạnh đó – cành mai kia bà thiếu tá Sự trả tôi tám trăm mà tôi chưa để. Mai năm nay hiếm lắm, kiếm chặt không ra. (Theo “ Dốc hiểm nghèo” – Võ Hồng) - Việc sử dụng nhiều từ địa phương trong hai lời thoại trên có tác dụng gì ? - Nếu không được giải thích, em có thể hiểu được toàn bộ ý nghĩa của đoạn văn không ? Tiết: 52 SỬ DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG PHÚ YÊN I Từ địa phương Phú Yên trong Văn học: *Bài tập: (Tài liệu ĐPPY/ 41,42) 1./ 2./ Nhân vật ở đây là những người dân Phú Yên chất phác, thật thà, giàu tình nghĩa nên việc dùng nhiều từ địa phương Phú Yên trong hai lời thoại có tác dụng cá thể hoá nhân vật. Qua tìm hiểu, em hãy cho biết: trong Văn học, việc dùng từ địa phương Phú Yên đúng chỗ có tác dụng gì ? Việc dùng từ địa phương Phú Yên đúng chỗ có tác dụng thể hiện sắc thái và đặc điểm của vùng đất và con người Phú Yên trong văn bản Văn học. * * Hai đoạn văn dưới đây được viết theo ngôn ngữ toàn dân: a./ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. (Theo “ Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh) b./ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? (Theo “ Trái tim có điều kỳ diệu”) Hãy thử thay thế những từ in đậm bằng những từ địa phương Phú Yên mà em biết. b./ Đã bao lần bạn vấp té mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và sém chết đuối phải không ? (Theo “ Trái tim có điều kỳ diệu”) (Ngã = té, suýt = sém) a./ Nẫu kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ ngó thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp trẩu . (Theo “ Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh) (Người ta = nẫu, trông = ngó, chết = trẩu) * Hai đoạn văn dưới đây được viết theo ngôn ngữ Phú Yên: Nêu nhận xét về ý nghĩa và giá trị hai đoạn văn được thay thế ? Tiết: 52 SỬ DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG PHÚ YÊN I Từ địa phương Phú Yên trong Văn học. * Bài tập: (Tài liệu ĐPPY/ 41,42) 1. 2. 3. Khi thay những từ toàn dân bằng những từ địa phương Phú Yên (Người ta = nẫu, trông = ngó, chết = trẩu, ngã = té, suýt = sém) thì giá trị phong cách của đoạn văn không còn nữa, hiệu quả giao tiếp trong văn bản bị hạn chế. Qua tìm hiểu các bài tập trên, em rút ra kết luận gì về việc sử dụng từ địa phương Phú Yên trong Văn học ? * Ghi nhớ: (Tài liệu ĐPPY/ 42) Tiết: 52 SỬ DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG PHÚ YÊN I Từ địa phương Phú Yên trong Văn học: *Bài tập: (Tài liệu ĐPPY/ 41,42) *Ghi nhớ: (Tài liệu ĐPPY/ 42) Luyện tập: *Bài tập 1: (Tài liệu ĐPPY/ 42) II Hãy đọc thầm và phân tích giá trị biểu cảm của những từ địa phương Phú Yên trong bài ca dao (c) ? c/ Ngọn Chóp Chài cao chi lắm bấy Trông huỹ trông hoài chẳng thấy người thương Hay là lưu lạc bốn phương Hay là liệt chiếu liệt giường nơi đâu. Giả đò dạo xóm mua dầu, Hỏi thăm người bạn nhức đầu bớt chưa. (Ca dao Phú Yên) c./ Bài ca dao thể hiện tình cảm lứa đôi gắn bó, thuỷ chung của người Phú Yên. *Bài tập 3: (Tài liệu ĐPPY/ 43) Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoà Trị, ngày 22 tháng 11 năm 2007 Tôi tên là: Nguyễn Ngọc Thanh, phụ huynh em: Nguyễn Thanh Thơ, học sinh lớp 8A1 Trường Trung học cơ sở Lương Văn Chánh. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN PHÉP Kính gởi: - Cô giáo chủ nhiệm lớp 8A1. Bữa nay, tôi viết đơn này kính xin giáo viên chủ nhiệm và thầy, cô giáo bộ môn cho con tôi nghỉ một bữa. Lý do: Hôm qua, cháu đi học về, gặp trời mưa nên bị cảm cúm, xây bồ bồ, không đi học được. Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của thầy cô, tôi chân thành cảm ơn ! Người viết đơn * Văn bản: Em hãy tìm những từ địa phương Phú Yên có trong văn bản ? - Thầy, cô giáo bộ môn. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoà Trị, ngày 22 tháng 11 năm 2007 Tôi tên là: Nguyễn Ngọc Thanh, phụ huynh em: Nguyễn Thanh Thơ, học sinh lớp 8A1, Trường Trung học cơ sở Lương Văn Chánh. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN PHÉP Kính gởi: - Cô giáo chủ nhiệm lớp 8A1. Bữa nay, tôi viết đơn này kính xin giáo viên chủ nhiệm và thầy, cô giáo bộ môn cho con tôi nghỉ một bữa. Lý do: Hôm qua, cháu đi học về, gặp trời mưa nên bị cảm cúm, xây bồ bồ, không đi học được. Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của thầy cô, tôi chân thành cảm ơn ! Người viết đơn * Văn bản: Sự lạm dụng từ địa phương sẽ làm cho văn bản không rõ nghĩa và như thế sẽ làm cho hiệu quả giao tiếp không cao. - Thầy, cô giáo bộ môn. Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ địa phương Phú Yên trong văn bản trên ? * Bài tập : Những từ in đậm trong đoạn hội thoại sau có phải là từ địa phương không ? Vì sao ? Lan ơi ! Cậu học bài môn Ngữ Văn để chuẩn bị ngày mai kiểm tra chưa ? À, mình chỉ chọn một vài bài thâu. Cậu phải học đều, không nên kẻo nguy đấy ! học tủ - “Thâu”: Phát âm địa phương. - “Học tủ”: Biệt ngữ xã hội ( học sinh, sinh viên dùng ). “Học tủ”: Chỉ học một số bài theo dự đoán của cá nhân sẽ kiểm tra. Tiết: 52 SỬ DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG PHÚ YÊN I Từ địa phương Phú Yên trong văn học: *Bài tập: (Tài liệu ĐPPY/ 41,42) *Ghi nhớ: (Tài liệu ĐPPY/ 42) Luyện tập: *Bài tập 1: (Tài liệu ĐPPY/ 42) II *Bài tập 3: (Tài liệu ĐPPY/ 43) Em rút ra được bài học gì cho bản thân trong việc vận dụng từ địa phương Phú Yên khi nói và viết ? - Chỉ sử dụng từ địa phương khi giao tiếp với người cùng địa phương nhưng phải hạn chế. - Trong các văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận; Khi tham gia học tập ở trên lớp…không nên sử dụng từ địa phương. -Đoạn trích sau thuộc loại hình sân khấu nào ? -Tìm những từ địa phương Phú Yên trong đoạn trích ? -Đoạn trích sau thuộc loại hình sân khấu nào ? -Tìm những từ địa phương Phú Yên trong đoạn trích ? * Những từ địa phương Phú Yên được sử dụng trong đoạn Tuồng: Hung, chớ, quá bộ, tui, thiệt, ngó. 1/ BÀI VỪA HỌC: -Tác dụng của từ địa phương Phú Yên trong Văn học. -Hậu quả của việc lạm dụng từ địa phương. -Làm bài tập 1(a), (b), (d). -Làm bài tập theo phiếu học tập. 2/ BÀI SẮP HỌC: Tiết 53: DẤU NGOẶC KÉP. -Đọc và trả lời câu hỏi (SGK/ trang 141, 142) -Định hướng phần bài tập (SGK/ trang 142, 143) Họ và tên:……………. Lớp: ……………………… PHIẾU HỌC TẬP Sưu tầm ca dao, tục ngữ có sử dụng từ địa phương Phú Yên: CA DAO TỤC NGỮ 1/ BÀI VỪA HỌC: -Tác dụng của từ địa phương Phú Yên trong văn học. -Hậu quả của việc lạm dụng từ địa phương. -Làm bài tập 1(a), (b), (d). -Làm bài tập theo phiếu học tập. 2/ BÀI SẮP HỌC: Tiết 53: DẤU NGOẶC KÉP. -Đọc và trả lời câu hỏi (SGK/ trang 141, 142) -Định hướng phần bài tập (SGK/ trang 142, 143)

File đính kèm:

  • pptTiet 52 SU DUNG TU DIA PHUONG PHU YEN.ppt
Giáo án liên quan