2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)

Câu 1:Điểm chung của hai bài thơ “ Ngắm trăng” và “ Tức cảnh Pác Bó” là gì?

A.Phong thái ung dung tự tại. C.Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

B. Lạc quan yêu đời D.Thuộc phong trào Thơ Mới

Câu 2: Câu thơ: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A.So sánh C.Ẩn dụ

B. Nhân hóa D.Hoán dụ

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu cầu khiến?

A. Hãy mở cửa phòng ra! C. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

B. Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! D. Thôi bạn về đi!

Câu 4: Văn bản nào thuộc thể loại nghị luận trung đại?

A.Hịch tướng sĩ C. Thuế máu

B. Ngắm trăng D. Nước Đại Việt ta

 

docx7 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2017-2018 ----------------------- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – TIẾT 135-136 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 26/ 4 /2018 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về văn học trung đại, hiện đại, tiếng Việt gồm các kiểu câu, biện pháp tu từ, nghị luận văn học. 2. Kĩ năng: Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập và viết thành bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Học sinh làm bài nghiêm túc; Biết trân trọng; Bảo vệ, giữ gìn ngôn ngữ tiếng Việt. 4. Phát triển năng lực: Tư duy sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. MA TRẬN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Điểm chung của hai văn bản; Giọng điệu của văn bản. 1 0,5 1 0,5 Biện pháp tu từ 1 0,5 1 0,5 Kiểu câu ( Chia theo mục đích nói) 1 0,5 1 0,5 Nghị luận trung đại 1 0,5 1 0,5 Chép thơ Cảm thụ biện pháp tu từ trong thơ 1 0.5 1 1 2 1,5 Hành động nói, kiểu câu 1 1.5 1 1,5 Bài văn nghị luận văn học. 1 5 1 5 Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ % 4 câu 2 đ 20% 2 câu 1,5 đ 15% 1 câu 1,5 đ 15% 1 câu 5 đ 50% 8 câu 10 đ 100% III. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM ( Đính kèm) TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2017-2018 Đề 1 ----------------------- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- TIẾT 135-136 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 26 / 4 /2018 Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái và nội dung câu trả lời đúng. Câu 1:Điểm chung của hai bài thơ “ Ngắm trăng” và “ Tức cảnh Pác Bó” là gì? A.Phong thái ung dung tự tại. C.Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt B. Lạc quan yêu đời D.Thuộc phong trào Thơ Mới Câu 2: Câu thơ: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” sử dụng biện pháp tu từ gì? A.So sánh C.Ẩn dụ B. Nhân hóa D.Hoán dụ Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu cầu khiến? A. Hãy mở cửa phòng ra! C. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? B. Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! D. Thôi bạn về đi! Câu 4: Văn bản nào thuộc thể loại nghị luận trung đại? A.Hịch tướng sĩ C. Thuế máu B. Ngắm trăng D. Nước Đại Việt ta Phần II. Tự luận ( 8 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Trong bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu có câu: “Khi con tu hú gọi bầy” a.Ghi lại chính xác 5 câu thơ tiếp theo để tạo thành đoạn thơ hoàn chỉnh. b.Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu thơ : “Trời xanh càng rộng càng cao” và nêu tác dụng. Câu 2: (1,5 điểm) Cho tình huống: An và Lan là hai người bạn thân cùng mua đồ trong cửa hàng. Lan muốn nhờ An lấy hộ mình một thứ đồ trong gian hàng. a.Lan có thể thực hiện hành động nói nào với An? b.Đặt câu để thực hiện hành động nói của Lan đã xác định ở câu a. Xác định kiểu câu đã đặt. Câu 3: ( 5 điểm) Dựa vào bài: “Chiếu dời đô”, hãy chứng minh rằng: Người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NGỮ VĂN 8 ( Đề 1) I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu có nhiều lựa chọn đúng nếu thiếu hoặc thừa đáp án không tính điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B-C B A-D A-D II. TỰ LUẬN( 8 điểm) Câu 1 1,5 điểm a.HS ghi lại đầy đủ chính xác câu thơ đã cho và 5 câu thơ tiếp theo để tạo thành đoạn thơ hoàn chỉnh 0,5 điểm b.Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ tăng tiến: “ Càng” 0,5 điểm Tác dụng: -Nhấn mạnh không gian cao rộng của bầu trời -Thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của người tù cách mạng. 0,5 điểm Câu 2: 1,5 điểm a.Hành động nói: yêu cầu 0,5 điểm b.Đặt câu đúng ngữ pháp, kiểu câu cầu khiến 1 điểm Câu 3: Viết bài nghị luận văn học 5 điểm *Yêu cầu về hình thức: -Kiểu bài nghị luận chứng minh vấn đề đưa ra. -Bố cục rõ ràng, lập luận mạch lạc -Lời văn lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi câu -HS phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài làm một cách hợp lý để tăng sức thuyết phục cho bài văn. *Yêu cầu về nội dung: A. Mở bài - Giới thiệu tác giả Lí Công Uẩn. -Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. - Nêu vấn đề chứng minh: Người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân qua văn bản “ Chiếu dời đô”. B. Thân bài : Chứng minh: Người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân - Lí Công Uẩn đã đưa ra những nguyên nhân cần phải dời đô để phù hợp với thời thế: + Nhà Thương 5 lần dời đô + Nhà Chu 3 lần dời đô à Khiến dân yên ấm, đất nước phồn vinh + Nhà Đinh, Lê không chịu chuyển dời à Vận nước ngắn ngủi, không được lâu bền.... - Lí Công Uẩn đưa ra các dẫn chứng, lý lẽ để khẳng định Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. + Phong thủy tốt... + Địa thế đẹp phục vụ tốt cho việc an cư lập nghiệp của người dân.... - Lí Công Uẩn là người thấu tình đạt lý , yêu dân như con không tự đưa ra quyết định mà còn hỏi ý kiến các quan à Việc dời đô đã trở thành một trong những công việc đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mở ra một trang sử mới của dân tộc. C. Kết bài : Khẳng định sự quan tâm đến hạnh phúc của muôn dân và đó cũng chính là nhân tố quan trọng nhất để tác phẩm sống mãi với thời gian. Đây chính là kho báu quý giá, chân thực về tấm lòng cao cả lớn lao của nhà lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn với dân, với nước. * Biểu điểm: 1. Điểm giỏi: Đạt tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội dung. 2. Điểm khá: Đạt các yêu cầu, nội dung chưa sâu, còn mắc lỗi diễn đạt. 3. Điểm trung bình: Đạt ½ yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội dung. 4. Điểm dưới trung bình: Chưa đạt ½ yêu cầu, diễn đạt kém làm ảnh hưởng đến nội dung. 2 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề Tạ Thanh Hương Vũ Kim Tuyến Ngô Thúy Loan TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2017-2018 Đề 2 ----------------------- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- TIẾT 135-136 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 26 / 4 /2018 Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái và nội dung câu trả lời đúng. Câu 1: Giọng điệu chủ đạo của bài thơ “ Nhớ rừng” là gì? A.Bay bổng, lãng mạn C.Nhỏ nhẹ, trầm lắng B. Thống thiết. D. Bi tráng, uất ức Câu 2: Câu thơ: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” sử dụng biện pháp tu từ gì? A.So sánh C.Ẩn dụ B. Nhân hóa D.Hoán dụ Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu cảm thán? A. Hãy đóng cửa vào! C.Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối? B. Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! D. Thôi bạn về đi! Câu 4: Văn bản nào không thuộc thể loại nghị luận trung đại? A.Hịch tướng sĩ C. Thuế máu B. Ngắm trăng D. Nước Đại Việt ta Phần II. Tự luận ( 8 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Trong bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu có câu: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a.Ghi lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để tạo thành đoạn thơ hoàn chỉnh. b. “Tiếng chim tu hú” ở cuối bài có ý nghĩa gì?. Câu 2: (1,5 điểm) Cho tình huống: Hà và Yến là hai người bạn thân cùng mua đồ trong cửa hàng. Yến nhìn thấy một chiếc áo rất đẹp, rất muốn Hà chú ý đến nó. a.Yến có thể thực hiện hành động nói nào với Hà? b.Đặt câu để thực hiện hành động nói của Yến đã xác định ở câu a. Xác định kiểu câu đã đặt. Câu 3: ( 5 điểm) Chứng minh rằng“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NGỮ VĂN 8 ( đề 2) I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu có nhiều lựa chọn đúng nếu thiếu hoặc thừa đáp án không tính điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B - D B B B - C II. TỰ LUẬN( 8 điểm) Câu 1 1,5 điểm a.HS ghi lại đầy đủ chính xác câu thơ đã cho và 3 câu thơ tiếp theo để tạo thành đoạn thơ hoàn chỉnh Lỗi chính tả: trừ 0,25 đ 0,5 điểm b. Ý nghĩa của “ Tiếng chim tu hú” cuối bài: 1 điểm Là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải Câu 2: 1,5 điểm a.Hành động nói: bộc lộ cảm xúc 0,5 điểm b.Đặt câu đúng ngữ pháp, kiểu câu cảm thán 1 điểm Câu 3: Viết bài nghị luận văn học 5 điểm *Yêu cầu về hình thức: -Kiểu bài nghị luận chứng minh vấn đề đưa ra. -Bố cục rõ ràng, lập luận mạch lạc -Lời văn lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi câu -HS phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài làm một cách hợp lý để tăng sức thuyết phục cho bài văn. *Yêu cầu về nội dung: A. Mở bài - Giới thiệu tác giả Trần Quốc Tuấn. -Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. - Nêu vấn đề chứng minh: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã cho thấy sự khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược. B. Thân bài : Chứng minh “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã cho thấy sự khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược. - Trần Quốc Tuấn đã đưa ra những dẫn chứng rất thuyết phục, lý lẽ đưa ra sắc bén: + Khích lệ lòng căm thù giặc bằng việc kể tội ác của giặc + Tấm lòng yêu nước thương dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc + Ngoài phê phán những hành vi làm tổn hại cho đất nước, ông còn động viên khích lệ tướng lĩnh tập luyện đánh giặc bằng kỉ cương nghiêm khắc. - Ông đã đưa ra hai viễn cảnh: một là sự khổ trăm bề khi nước mất nhà tan, hai là khúc khải hoàn chiến thắng với cuộc sống đầy đủ ấm no. C. Kết bài : Khẳng định tấm lòng yêu nước và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhà lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn. * Biểu điểm: 1. Điểm giỏi: Đạt tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội dung. 2. Điểm khá: Đạt các yêu cầu, nội dung chưa sâu, còn mắc lỗi diễn đạt. 3. Điểm trung bình: Đạt ½ yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội dung. 4. Điểm dưới trung bình: Chưa đạt ½ yêu cầu, diễn đạt kém làm ảnh hưởng đến nội dung. 2 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề Tạ Thanh Hương Vũ Kim Tuyến Ngô Thúy Loan

File đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018.docx
Giáo án liên quan