Câu 1: Thế nào là câu ghép? Đặt một câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng một quan hệ từ.
Câu 2:Những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế câu ghép là gì? (chọn dòng nêu đúng và đủ):
A.Nguyên nhân, điều kiện, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích.
B. Nguyên nhân kết quả, tương phản, lựa chọ bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích.
C. Nguyên nhân, điều kiện, tương đồng, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, đồng thời, giải thích
D.Nhân quả, điều kiện, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp tục, tương đồng, giải thích.
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện : Hoàng Thị Tiêng Kiểm tra bài cũ Chúc mừng bạn Bạn đã sai Câu 1: Thế nào là câu ghép? Đặt một câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng một quan hệ từ. Câu 2:Những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế câu ghép là gì? (chọn dòng nêu đúng và đủ): A.Nguyên nhân, điều kiện, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích. B. Nguyên nhân kết quả, tương phản, lựa chọ bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích. D.Nhân quả, điều kiện, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp tục, tương đồng, giải thích. C. Nguyên nhân, điều kiện, tương đồng, tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, đồng thời, giải thích. a, Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. (Nguyễn ái Quốc, Thuế máu) b, Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon) (Theo Đoàn giỏi, đất rừng phương Nam) c,Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) (Ngữ văn7, tập 1) =>Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích cho đối tượng được nêu trong câu(họ chính là những người bản xứ). => Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi một con kênh. => Dấu ngoặc đơn dùng để bổ sung thêm năm sinh và năm mất của nhà thơ Lí Bạch. Giúp người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên. a, Đùng một cái, họ được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. (Nguyễn ái Quốc, Thuế máu) b, Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây. (Theo Đoàn giỏi, đất rừng phương Nam) c, Lí Bạch, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương long thuộc Miên Châu. (Ngữ văn7, tập 1) a, Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. (Nguyễn ái Quốc, Thuế máu) b, Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon). (Theo Đoàn giỏi, đất rừng phương Nam) c,Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên). (Ngữ văn7, tập 1) => Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích cho đối tượng được nêu trong câu ( họ chính là những người bản xứ). => Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi một con kênh. => Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm về năm sinh và năm mất của nhà thơ Lí Bạch. Giúp người đọc biết Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Dùng để đánh dấu phần phụ chú (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). Dùng kí hiệu ( ); được dùng theo cặp; phần đánh dấu có thể là một từ, cụm từ, câu, chuỗi câu… Đọc hạ (ngắt) giọng và có ngữ điệu phù hợp. Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích sau. a, Qua các cụm từ “tiệt nhiên”(rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ. (Ngữ văn 7 tập 1) b, Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn). (Thuý Lan, cầu Long - Biên Chứng nhân lịch sử) c, Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ , câu…) thích hợp. (Ngữ văn 7 tập 1) ->Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. ->Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn. ->Dấu ngoặc đơn ở vị trí thứ nhất đánh dấu phần bổ sung có phần này thì không có phần kia. - Dấu ngoặc đơn ở vị trí thứ 2 đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ những phương tiện ngôn ngữ là gì? Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể đến việc bán ruộng đi cưỡng bức(!). (Nguyễn ái Quốc) Lưu ý 1: Trường hợp đặc biệt dấu ngoặc đơn có thể dùng với cả dấu chấm hỏi và dấu chấm than để tỏ ý vừa hoài nghi vừa mỉa mai. a, Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn.Tôi phải bảo: Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: Anh đã thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) b, Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”.Tre là thẳng thắn, bất khuất! (Thép mới, Cây tre Việt Nam) c, Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) => Dùng để báo trước lời đối thoại( của Dế Mèn nói với dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn). => Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp( Thép Mới dẫn lại lời của người xưa). =>Dùng để đánh dấu phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học. - Dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp(dùng với dấu ngoặc kép) lời đối thoại(dùng với dấu gạch ngang). Dùng kí hiệu : thường dùng trong câu. Đọc ngắt giọng và có ngữ điệu phù hợp. Đọc và nhận xét về cách diễn đạt trong ví dụ sau: - Kính gửi thầy hiệu trưởng trường THCS Cao Minh. Tên em là Phạm Văn A. - Học sinh lớp 8A. Lưu ý 2: Trong văn bản hành chính, dấu hai chấm được dùng gần như bắt buộc sau các đề mục: Kính gửi:…….. Tên tôi là:………. Sinh ngày:………… Bài tập 1: Nối vế câu ở cột A với phần còn lại ở cột B để được câu hoàn chỉnh có dùng dấu hai chấm. Bài tập 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích sau: A, Nhưng họ thách nặng quá: Nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu…cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. (Nam Cao – Lão Hạc) B, Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. (Tô Hoài – Dế mèn phiêu lưu kí) C, Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc… Vũ Tú Nam – Biển đẹp -> Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá. -> Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. -> Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào. Bài tập 4: (SGK) Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi. Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước. (Trần Hoàng, Động Phong Nha) Có thể thay đổi dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? - Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao? *Lưu ý: Chỉ trong những trường hợp bỏ phần do dấu hai chấm đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể được thay bằng dấu ngoặc đơn. Trường hợp 1: Có thể thay đổi khi người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng đi kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản. Trường hợp 2: Không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần phụ chú. Bài tập 6 (SGK) Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm. Hiện nay sự gia tăng dân số đang là mối lo ngại của mỗi quốc gia. Dân số phát triển quá nhanh đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người trên mọi phương diện: chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm… Kết quả đó đã dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển tương lai của mỗi dân tộc. Làm thế nào để hạn chế sự bùng nổ dân số nhằm tránh hiểm họa và nâng cao cuộc sống con người? Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. *Dấu hiệu về hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Do nhiều câu tạo thành. *Cách trình bày nội dung: Có câu chủ đề đứng đầu(cuối) đoạn văn, các câu trong đoạn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. Trong đoạn có câu văn sử dụng dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm. Học thuộc phần ghi nhớ (SGK) Làm các bài tập còn lại chưa làm xong trên lớp. - Chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Người thực hiện : Hoàng Thị Tiêng
File đính kèm:
- tiet 50Dau ngoac dON va dau hai cham.ppt