Bài giảng Tiết 5: Văn bản- Thánh Gióng (truyền thuyết)

I – Tìm hiểu chung

Đọc, kể và tìm hiểu chú thích

Thể loại và phương thức diễn đạt

- Thể loại truyền thuyết

- Phương thức tự sự

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5: Văn bản- Thánh Gióng (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(truyền thuyết) Tiết 5 VĂN BẢN (Truyền thuyết) (truyền thuyết) Tiết 6: VĂN BẢN (Truyền thuyết) I – Tìm hiểu chung Đọc, kể và tìm hiểu chú thích Thể loại và phương thức diễn đạt - Thể loại truyền thuyết - Phương thức tự sự 3. Bố cục Tiếp theo đến những vật chú bé dặn Tiếp theo đến giết giặc cứu nước Truyện Thánh Gióng có thể được chia thành 4 đoạn: Phần còn lại Từ đầu đến đặt đâu nằm đấy II – Phân tích Truyện có một số nhân vật: Bà mẹ Gióng, Gióng, dân làng, vua, sứ giả, giặc Ân… Nhưng nhân vật chủ chốt, trung tâm là Gióng - từ một cậu bé kì lạ cho đến khi trở thành Phù Đổng Thiên Vương. Sự ra đời của Thánh Gióng Bà mẹ ướm thử lên vết chân rất to ngoài đồng và về nhà thụ thai, 12 tháng sau mới sinh ra Gióng. Gióng lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. → Sự ra đời kì lạ để về sau Gióng trở thành người anh hùng. - Gióng là con của người nông dân lương thiện. Gióng sống gần gũi với mọi người. → Gióng là người anh hùng của nhân dân. 2. Hình tượng Thánh Gióng Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc → Ý thức đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng. - Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đi đánh giặc → Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến của người anh hùng. Đánh giặc không chỉ cần lòng yêu nước mà cần cả vũ khí sắc bén để thắng giặc. → Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Thánh Gióng. Hồ Chủ tịch trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) thời chống thực dân Pháp: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc… “Bảy nong cơm, ba nong cà Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông…” (Ca dao) - Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ → Người ăn hùng là người khổng lồ và phi thường trong mọi sự việc, kể cả sự ăn uống. - Bà con làng xóm vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé với ước mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc giữ nước. → Gióng thuộc về nhân dân, sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng. Gióng vươn vai một cái trở thành tráng sĩ, oai phong lẫm liệt → Sự trưởng thành vượt bậc của người anh hùng khí đất nước đứng trước nạn ngoại xâm. Có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian: quan niệm người anh hùng phải là khổng lồ về thể xác + sức mạnh + chiến công. Gióng nhổ những cụm tre bên đường để quật vào giặc: tre là cây cỏ của đất nước, sản vật của quê hương. → Cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc. Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa từ từ bay lên trời → Gióng ra đời đã là phi thường thì sự ra đi cũng phải phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh anh hùng nên đã bất tử hoá hình tượng Thánh Gióng → Gióng hoá thân vào non nước, đất trời và trở thành biểu tượng tự hào của người Văn Lang. Đánh thắng giặc nhưng Gióng không trở về nhận phần thưởng hay đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng còn để lại cho quê hương xứ sở. “Ôi sức trẻ xưa, trai Phù Đổng Vươn vai lớn bỗng dậy nghìn cân, Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, diệt giặc Ân…” ( Tố Hữu) Ngoài truyện, nhân dân còn kể về Thánh Gióng bằng thơ, vè… Thánh Gióng đã trở thành một hình tượng luôn có mặt trong lịch sử văn học Việt Nam III - Tổng kết: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. THẢO LUẬN: Những bài học nào được rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng? HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Ghi nhớ nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng (SGK/23) Đọc và soạn bài Từ mượn

File đính kèm:

  • pptvan 6(2).ppt
Giáo án liên quan