Bài giảng Tiết 45 tuần 11: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

Yêu trăng , yêu nước luôn hòa quyện trong thơ Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ hơn nhận đình đó, chúng ta cùng tìm hiểu các bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1946 - 1954 ).

 

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45 tuần 11: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này. KIỂM TRA BÀI CŨ: Câu hỏi: Ước nguyện của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong những câu thơ nào? Em có nhận xét gì về ước nguyện đó? Yêu cầu trả lời: Ước nguyện của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong khổ thơ cuối của bài thơ. Đó là ước mơ về một thế giới đại đồng. Mọi người không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, giàu nghèo cùng sống chung trong một ngôi nhà. Đặt trong trường hợp tác giả phải chịu biết bao nỗi đau chồng chất ta càng thấy rõ lòng nhân đạo, vị tha cao cả của nhà thơ. Tiết 45. Tuần 11: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG ( Hồ Chí Minh ) Thực hiện: LÊ ANH CHỚI Trường THCS Phan Chu Trinh, Tp Buôn Ma Thuột. GIỚI THIỆU BÀI Yêu trăng , yêu nước luôn hòa quyện trong thơ Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ hơn nhận đình đó, chúng ta cùng tìm hiểu các bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1946 - 1954 ). I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH. 1. Tác giả, tác phẩm: Chú thích* sgk/ 141+142 2. Hiểu nghĩa từ: Các chú thích còn lại của sgk/142. Sông núi Việt Bắc II/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN: 1/ Đọc văn bản: Hướng dẫn đọc: Bài cảnh khuya: câu một ngắt nhịp 3/4. phần còn lại và phần phiên âm bài Rằm tháng giêng ngắt nhịp ngắt theo nhịp 4/3. Đọc giọng nhẹ nhàng, lưu loát. 2/ Hiểu văn bản: Thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ , chỉ có một vần, gieo ở tiếng cuối các câu: 1,2,4. Nhịp 4/3 ( ¾ ). Bố cục gồm bốn phần: đề , thực, luận, kết. Câu hỏi: Bài cảnh khuya và bài Rằm tháng giêng ( phần phiên âm ) thuộc thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó. III/ PHÂN TÍCH: CẢNH KHUYA 1/ Vẻ đẹp đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc: Hai câu thơ đầu tả vẻ đẹp đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - Tiếng suối được Bác ví như tiếng hát xa gợi sự mền mại, gần gủi giữa con người với thiên nhiên, cũng như Nguyễn Trãi ví tiếng suối như tiếng đàn cầm gợi sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người. Câu thơ thứ hai tả ánh trăng chiếu xuống rừng già, bóng cây cổ thụ lồng vào các bông hoa tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo của đêm trăng. Bức danh họa vừa có âm thanh, vừa có hình ảnh rất sinh động, thể hiện lòng yêu thiên nhiên của Bác Hồ. Câu hỏi: - Hai câu thơ đầu tả cảnh gì ở núi rừng Việt Bắc? - Em có nhận xét gì về việc tả tiếng suối trong bài thơ này của Bác Hồ với tả tiếng suối trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi? - Nêu nhận xét về vẻ đẹp của trăng trong câu thứ hai. Em có nhận xét gì về vẻ đẹp đêm trăng trong hai câu thơ ? 2/ Vẻ đẹp của hình ảnh Bác Hồ. Câu hỏi: Hai câu cuối của bài Cảnh khuya đã thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Từ nào được lặp lại? Tác dụng trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? Hai câu thơ cuối đã vẽ lên hình ảnh Bác Hồ đang miệt mài làm việc dưới trăng để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Điệp ngữ “ chưa ngủ” nhấn mạnh nỗi lo lắng về vận mệnh của dân tộc trước họa xâm lăng và tinh thần tận tụy phụng sự kháng chiến củaBác Hồ. Bài thơ tả vẻ đẹp đêm trăng trên sông ở Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hai câu đầu tả vẻ đẹp đêm trăng. Hai câu sau tả cảnh Bác cùng các đồng chí Trung ương bàn việc quân dưới trăng. Nhận xét về không gian và cách tả không gian: + không gian cao, rộng, bát ngát xuân, tràn trề sức sống. + Cách tả: tả khắc họa. Điệp ngữ “ xuân” gợi không gian bao la sông xuân tiếp giáp với trời xuân tràn trề sức xuân. Nêu nhận xét về hình ảnh không gian và cách tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Điệp ngữ “ xuân” trong câu thứ hai đã gợira vẻ đẹp của không gianđêm rằm tháng giêng như thế nào? 1. Vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng: RẰM THÁNG GIÊNG Cả hai bài thơ đều tả vẻ đẹp đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhưng trăng trong mỗi bài có vẻ đẹp riêng: Trong bài Cảnh khuya là ánh trăng chiếu xuống rừng già tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của đêm trăng. Trong bài Rằm tháng giêng, trăng lồng lộng tỏa xuống dòng sông tạo một không gian cao, rộng, bát ngát xuân, tràn trề sức sống. Câu hỏi: Nêu nhận xét về vẻ đẹp riêng biệt của trăng trong mỗi bài thơ. 2. So sánh vẻ đẹp đêm trăng trong hai bài thơ: Cả hai bài thơ đều toát lên một phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ trước khó khăn thử thách của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thể hiện tâm hồn của một thi sĩ yêu thiên nhiên, tận tụy phụng sự kháng chiến. Câu hỏi: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy? 3. Tâm hồn và phong cách của Bác Hồ Câu hỏi: So sánh hình ảnh trăng trong bài Rằm tháng giêng và trăng trong thơ cổ trung Quốc ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều ). Giống nhau: Đều tả trăng. Khác nhau: +Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: ánh trăng tà với nỗi buồn của người lữ khách. + Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: trăng ngỡ là sương gợi cho tác giả nhớ lại ánh trăng xưa ở quê nhà. + Rằm tháng giêng: Trăn lồng lộng tỏa xuống sông tạo không gian khoáng đạt, sông xuân nối tiếp trời xuân, tràn trề sức sống. IV/TỔNG KẾT: Ghi nhớ sgk/ 143 V/ LUYỆN TẬP HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Học thuộc hai bài thơ. Nắm chắc phần phân tích của hai bài thơ. Ôn tập lại phần tiếng Việt đã học trong kì I để kiểm tra tiếng Việt 1 tiết. Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.

File đính kèm:

  • pptNgu van 7(32).ppt