Bài giảng Tiết 43 : tổng kết về từ vựng

• Từ đơn và từ phức.

• Thành ngữ.

• Nghĩa của từ.

• Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

 

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 43 : tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD Lâm Hà – Lâm Đồng Trường THCS Tân Hà GV: Thái Thị Thoa TIẾT 43 : TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG Từ đơn và từ phức. Thành ngữ. Nghĩa của từ. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC (Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt từ các loại từ phức.) 1/ KHÁI NIỆM: Từ đơn là từ có một tiếng có nghĩa tạo tạo thành. Từ phức là từ có từ hai tiếng trở lên. Từ phức có 2 loại là từ ghép và từ láy : Từ ghép gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. (điện máy, xăng dầu, máy khâu, hoa lan, xe đạp…) Từ láy gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.(đẹp đẽ, lạnh lùng, xao xác, bâng khuâng…) 2/ BÀI TẬP: Bài tập 2 (sgk) : Xác định từ ghép và từ láy ( ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.) a/ Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc,tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng,mong muốn. b/ Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh Bài tập 3 (sgk): Xác định từ láy “giảm nghĩa” và từ láy “tăng nghĩa”( trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp) a/ Những từ láy có sự “giảm nghĩa” :Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp . b/ Những từ láy có sự “tăng nghĩa” :sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. II. THÀNH NGỮ (Ôn lại khái niệm thành ngữ ; phân biệt thành ngữ với tục ngữ) 1/KHÁI NIỆM: Thành ngữ là loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 2/BÀI TẬP : BÀI TẬP II . 2 (SGK): Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào thành ngữ, tổ hợp từ nào tục ngữ: a/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. b/ Đánh trống bỏ dùi. c/ Chó treo mèo đậy. d/ Được voi đòi tiên. e/ Nước mắt cá sấu. XÁC ĐỊNH THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ. a/Thành ngữ: -Đánh trống bỏ dùi: Việc làm không đến nơi đến chốn,thiếu trách nhiệm. -Được voi đòi tiên: Lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác. -Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi, rất dễ đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin. b/Tụïc ngữ : -Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng : Hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. -Chó treo mèo đậy : Muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách ứng xử tương ứng. * LƯU Ý PHÂN BIỆT THÀNH NGỮ VỚI TỤC NGỮ + Thành ngữ thường là một cụm từ cố định, có ý nghĩa và được dùng để tạo câu như từ. - Đầu voi đuôi chuột. - Lên voi xuống chó. +Tục ngữ thường là một câu . - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Lời chào cao hơn mâm cỗ. Bài tập II. 3 :Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.  ( 2 nhóm thi đua ) Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Cây cao bóng cả. Cây nhà lá vườn Quýt làm cam chịu. Giậu đổ bìm leo. Mạ già ruộng ngấu. Cành vàng lá ngọc. Bèo dạt mây trôi. Cắn rơm cắn cỏ. Dây cà ra dây muống. Bãi bể nương dâu. Lên voi xuống chó Chó ăn đá gà ăn sỏi Mèo mù vớ cá rán. Mèo khen mèo dài đuôi. Đầu voi đuôi chuột. Trăm voi không được bát nước xáo. Chuột sa chĩnh gạo Chuột chạy cùng sào. Gà què ăn quẩn cối xay. Thóc đâu mà đãi gà rừng. Quẹt mỏ như gà. Bài tập II.4 : Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương. - Thân em vừa trắng lại vừa tròn với nước non. (Hồ Xuân hương) Một đời được mấy anh hùng Bõ khi mà chơi. (Nguyễn Du) Ra tuồng _ Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào. (Nguyễn Du) Hoạn Thư _ Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. (Nguyễn Du) Bảy nổi ba chìm ______________ cá chậu chim lồng _______________ mèo mả gà đồng. _______________ hồn lạc phách xiêu _________________ III/ NGHĨA CỦA TỪ ( Ôn lại khái niệm nghĩa của từ ) 1/KHÁI NIỆM: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. 2/BÀI TẬP: Bài tập 1: Chọn những cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau : a/ Nghĩa của từ mẹ, là “ người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”. b/ Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “ người phụ nữ có con”. c/Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu :” mẹ em rất hiền” và “ Thất bạïi là mẹ thành công”. d/ Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà. Bài tập 2 : Độ lượng là : a/ đức tình rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ. b/ rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ. IV/ TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ. (Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ) 1. KHÁI NIỆM : a/Từ nhiều nghĩa: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. * ví dụ từ một nghĩa: bút bi, sách toán, xe đạp, … * ví dụ từ nhiều nghĩa: chân, mũi, xuân … b/ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: * Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. * Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. -Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.(“chân” trong câu : chân em bị đau.) -Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. ( chân bàn, chân giường, chân núi, chân răng, chân trời, chân mây, kiềng ba chân, chân sút, một chân trong công ty…) *Chú ý : Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp , từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. 2. BÀI TẬP Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao ? “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà. Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!” (Nguyễn Du, truyện Kiều) -Từ “hoa” được dùng theo nghĩa chuyển nhưng không phải là hiện tượng từ nhiều nghĩa. Từ “hoa” ở đây có nghĩa là đẹp, sang trọng, nếu tách từ “hoa” ra khỏi câu thơ thì những ý nghĩa này không còn nữa, đó nghĩa lâm thời chứ chưa được cố định hoá trong từ điển . CỦNG CỐ BÀI TẬP CỦNG CỐ – NÂNG CAO : Câu 1 : Từ “ lạnh lẽo” là 1 từ hay là 2 từ ? Câu 2 : Từ “ tươi tốt” là từ láy hay từ ghép ? Câu 3 : “lúng búng như ngậm hột thị” là thành ngữ hay tục ngữ ? Câu 4 : Em hiểu hai câu thơ sau đây như thế nào ? Đây có phải là hiện tượng nhiều nghĩa không ? Vì sao ? “Bán trầu, bán rượu, không bán nước. Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan.” ** Đáp án : Câu 1 -> 1 từ ; Câu 2 -> từ ghép ; Câu 3 -> thành ngữ ; Câu 4 : từ “nước” có 2 nghĩa : nước uống + đất nước, tổ quốc. từ “ quan” có 2 nghĩa : quan tiền + quan chức. -> Đây không phải là hiện tượng nhiều nghĩa vì vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa thì khác xa nhau hoàn toàn. Đây là cách chơi chữ trong hiện tượng đồng âm, DẶN DÒ : HS về nhà xem lại nội dung tiết 43 và chuẩn bị tiết 44. TIẾT 44 : TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG. Từ đồng âm. Từ đồng nghĩa. Từ trái nghĩa. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Trường từ vựng. V/ TỪ ĐỒNG ÂM (Ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm.) 1/KHÁI NIỆM: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. +Ví dụ : đường ăn và đường đi.-> nghĩa khác xa nhau. * Hiện tượng nhiều nghĩa : một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau, giữa các nét nghĩa đó có một điểm chung. +mũi, mũi thuyền, mũi dao, mũi Cà Mau, mũi giày,…-> điểm đỉnh, hình chóp nhọn. +chân, chân bàn, chân núi, chân kiềng…-> phần tiếp giáp với mặt nền, có chức năng nâng đỡ. 2/ BÀI TẬP: Trong hai trường hợp sau đây , trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng đồng âm ? Vì sao ? a/ Từ lá, trong : Khi chiếc lá xa cành. Lá không còn màu xanh. Mà sao em xa anh. Đời vẫn xanh vời vợi. (Hồ Ngọc Sơn) và trong : Công viên là lá phổi của thành phố. b/ Từ đường, trong : Đường ra trận mùa này đẹp lắm. (Phạm Tiến Duật) Và trong : Ngọt như đường. Đáp án : a/ Trường hợp a là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì lá trong lá phổi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xanh. b/ Trường hợp b là hiện tượng từ đồng âm vì hai từ đường có vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa của chúng thì khác xa nhau. VI/ TỪ ĐỒNG NGHĨA (Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa) 1/ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ : Bố, cha, tía, ba, thầy… Hi sinh, chết, từ trần… 2/Bài tập: BT2 (sgk): Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau : Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba từ hoặc hơn ba từ. các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng BT3 (SGK): Đọc câu sau: Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Cho biết trên cơ sở tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt thế nào? 3.Mùa xuân, lấy một mùa để chỉ bốn mùa (một năm)  hoán dụ:có tác dụng tránh lặp từ và toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời. a b c d VII/ TỪ TRÁI NGHĨA (Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa) 1/Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 2/Bài tập: Bài 2 (sgk): Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa : ông – bà ; xấu – đẹp ; xa – gần ; voi – chuột ; thông minh – lười ; chó – mèo ; rộng – hẹp ; giàu – khổ. Bài 3 (sgk) : Cho những cặp từ trái nghĩa sau : sống – chết ; yêu – ghét ; chẵn – lẻ ; cao – thấp ; chiến tranh – hoà bình ; già – trẻ ; nông – sông ; giàu – nghèo. Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm : nhóm 1 như sống – chết ( không sống có nghĩa là đã chết, không chết có nghĩa là còn sống). nhóm 2 như già – trẻ ( không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già). Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào ? ĐÁP ÁN BÀI 2: - Trái nghĩa ngôn ngữ: xấu – đẹp ; xa – gần ; rộng - hẹp -Trái nghĩa ngữ dụng: gà-vịt ; chó-mèo ; ông-bà… * Em có nhận xét gì về 2 cặp từ : thông minh – lười ; giàu – khổ . ? BÀI 3 : Nhóm 1: sống – chết ; chiến tranh – hoà bình ; chẵn – lẻ. Nhóm 2 : yêu – ghét ; cao – thấp ; già – trẻ ; nông – sâu ; giàu – nghèo. VIII/ CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ. (Ôn lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ) 1/Khái niệm: Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp (khái quát hoặc ít khái quát hơn). Các từ ngữ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2/ Bài tập : Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt đã học ở lớp 6 và lớp 7 để điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau. Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó theo cách dùng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp. Chẳng hạn : từ đơn là từ có một tiếng. ( để giải thích nghĩa của từ đơn phải dùng một cụm từ trong đó có từ là là từ có nghĩa rộng so với từ đơn.) CÁC KIỂU CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT. (Em hãy điền từ vào ô trống trong sơ đồ sau ?) GIẢI THÍCH NGHĨA. Từ đơn là từ có một tiếng. Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên. Từ ghép đẳng lập là hai tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Từ ghép chính phụ là hai tiếng không bình đẳng, có tiếng chính và tiếng phụ, trong đó tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Từ láy hoàn toàn là lặp lại toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Láy bộ phận là lặp lại một bộ phận hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Láy âm là láy lại bộ phận phụ âm đầu. Láy vần là láy lại bộ phận vần. 1/ Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 2/ Bài tập: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau : “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những ngưồi yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.”(Hồ Chí minh). * Phân tích : - Từ “tắm” và từ “bể” cùng nằm trong một trường từ vựng là “nước nói chung” : nơi chứa nước: bể, ao, hồ, sông, ngòi. công cụ của nước : tắm, tưới, rửa, uống. hình thức của nước : trong, xanh, biếc. tính chất.của nước : mềm mại, mát mẻ. – Tác dụng: tác giả đã dùng từ tắm và bể khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn. IX/ TRƯỜNG TỪ VỰNG ( Ôn lại khái niệm trường từ vựng) BÀI TẬP CỦNG CỐ – NÂNG CAO. Câu 1 : Em hãy giải câu đố sau và cho biết đây là hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa ? “Mồm bò mà không phải mồm bò mà lại mồm bò” là con gì ? Câu 2 :Cặp từ ( thông minh – lười ) có phải là cặp từ trái nghĩa không ? Câu 3 : vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau ; “Aùo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt. Anh đứng thành tro em biết không ?” (Vũ Quần phương ) * Phân biệt : DẶN DÒ : HS về nhà đọc lại bài học tiết 43, 44 và soạn bài Tổng kết từ vựng tiếp theo.

File đính kèm:

  • ppttong ket tu vung.ppt
Giáo án liên quan