Bài giảng tiết 43: Tổng kết từ vựng
I. Từ đơn và từ phức
II. Thành ngữ
III. Nghĩa của từ
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 43: Tổng kết từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS GIÁO ÁN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Giáo viên: Năm học: TIẾNG VIỆT 9 Tiết 43 : Tổng kết về từ vựng I. Từ đơn và từ phức II. Thành ngữ III. Nghĩa của từ IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Tiết 1 I. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC 1. Khaí niệm từ đơn, từ phức: Từ đơn: Là từ chỉ gồm một tiếng. Từ phức : Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. Phân biệt các loại từ phức : a.Từ ghép: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Xăng dầu, máy khâu, quần áo, học sinh, cá thu, hoa cúc... b. Từ láy: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ: Nho nhỏ, bâng khuâng, xôn xao, lấp lánh, chằm chằm, lung linh ... 2. Xác định từ ghép và từ láy: Từ ghép: - ngặt nghèo, giam giữ - bó buộc, tươi tốt - bọt bèo, cỏ cây - đưa đón, nhường nhịn - rơi rụng, mong muốn Từ láy: - nho nhỏ - gật gù - lạnh lùng - xa xôi - lấp lánh 3. Từ láy “giảm nghĩa”, từ láy “tăng nghĩa”: a. Giảm nghĩa : b. Tăng nghĩa : Trăng trắng đèm đẹp nho nhỏ lành lạnh xôm xốp nhấp nhô sạch sành sanh sát sàn sạt II. THÀNH NGỮ: 1. Khái niệm thành ngữ: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 2. Xác định thành ngữ, tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng Đánh trống bỏ dùi Chó treo mèo đậy Được voi đòi tiên Nước mắt cá sấu (Tục ngữ) (Thành ngữ) (Tục ngữ) (Thành ngữ) (Thành ngữ) 3. Trò chơi tìm thành ngữ Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật (Chia lớp thành các nhóm nhỏ theo bàn học thi đua xem nhóm nào tìm ra được nhiều thành ngữ theo yêu cầu.) Đầu voi đuôi chuột Mèo mù vớ cá rán Ăn ốc nói mò Chuột chạy cùng sào Lên voi xuống chó … Cây nhà lá vườn Cưỡi ngựa xem hoa Rau nào sâu nấy Gạo châu củi quế -Cây cao bóng cả … Mèo mù vớ cá rán: Một sự may mắn tình cờ do hoàn cảnh đem lại.- Đầu voi đuôi chuột: Sự việc lúc khởi đầu có vẻ to tát, khi kết thúc thì không ra gì. Cây nhà lá vườn: Hoa quả tự trồng, sản phẩm tự làm ra. Cây cao bóng cả: Những người lớn tuổi , có uy tín 4.Thành ngữ trong văn chương: * Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. (Hồ Xuân Hương) * Kiến bò miệng chén chưa lâu, Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa. (Ng. Du - Truyện Kiều) * Hoạn thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. (Ng. Du - Truyện Kiều) III. NGHĨA CỦA TỪ: 1. Khái niệm nghĩa của từ : Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ …) mà từ biểu thị. 2. Chọn cách hiểu đúng: a. Nghĩa của từ mẹ là “ người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”. Cách hiểu hợp lý c. Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công. b. Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ có con”. Cách giải thích chưa hợp lý d. Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà. Cách giải thích sai Cách hiểu có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ : Khái niệm:- Từ nhiều nghĩa: là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc đến nghĩa chuyển). Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. 2. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng ! (Truyện Kiều – Ng. Du) Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nó chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, chưa được cố định hoá trong từ “hoa”, chưa được chú giải trong từ điển.
File đính kèm:
- tiet 43 tong ket tu vung.ppt