Câu 1:Thế nào là nói giảm nói tránh ?
Câu 2: Xác định phép nói giảm nói tránh trong câu thơ sau đây và cho biết nó có tác dụng gì?
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
( Tố Hữu, Bác ơi)
17 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 43: Tiếng Việt- Câu ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Mỹ châu về dự tiết Ngữ Văn lớp 8 Câu 1:Thế nào là nói giảm nói tránh ? Câu 2: Xác định phép nói giảm nói tránh trong câu thơ sau đây và cho biết nó có tác dụng gì? Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. ( Tố Hữu, Bác ơi) Câu 1: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Câu 2:Nói giảm nói tránh : “đi” chỉ cái chết của Bác Hồ.Có tác dụng : tránh gây cảm giác đau buồn cho người đọc, người nghe. TIẾT 43 TIẾNG VIỆT THẢO LUẬN NHÓM Câu 1: Phân tích cấu tạo của những câu sau đây: 2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng . 5)Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. 7) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. 5) Buổi…gió lạnh, mẹ tôi âu yếm…dài và hẹp. TN CN VN 7. Cảnh…tôi đều … đổi, vì chính lòng tôi đang..lớn: hôm nay tôi đi học. C V V V C C 2. Tôi quên… những … ấy nảy nở trong…hoa tươi mỉm…quang đãng. C V VN C V CN // / / // / // //` // Trình bày kết quả phân tích trên vào bảng theo mẫu sau: 5 2 7 Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích mục I: 1. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường . 3. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hối ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết . 4. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. 6. Con đường này tôi quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. ÑAÙP AÙN: 1. Hằng…thu,/ lá … đường // rụng nhiều và …, lòng tôi// lại náo nức … trường. C C TN V V Câu ghép 3. Những … tôi //chưa … giấy, vì hồi ấy tôi //…ghi và …tôi //không nhớ hết. C V C V C V Câu ghép 4. Nhưng … trường,/ lòng tôi//lại tưng bừng rộn rã C V Không phải câu ghép TN 6. Con đường này tôi //quen đi lại lắm lần, nhưng lần này //tự nhiên thấy lạ. C C TN V V Câu ghép Các câu ghép sau nối bằng cách nào? 1. Hằng năm cứ vào cuối , lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường . 3. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hối ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết . 6. Con đường này tôi quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. 7. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. => không dùng từ nối mà nối bằng dùng dấu phẩy => Dùng từ có tác dụng nối : quan hệ từ “vì” =>Dùng quan hệ từ “vì”, dấu hai chấm => Dùng quan hệ từ “nhưng” , vì nhưng vì Xác định các từ dùng để nối các vế trong những câu ghép sau đây ? 1 Hễ cóc nghiến răng thì trời sắp mưa. 2 Thầy giáo vừa giảng Nam đã hiểu ngay. 3 Anh đi đâu em theo đấy. 4 Bao nhiêu mưa đổ xuống bấy nhiêu nước dâng lên. 1 Hễ cóc nghiến răng thì trời sắp mưa. => Dùng cặp quan hệ từ “hễ”…”thì” 2 Thầy giáo vừa giảng Nam đã hiểu ngay. => Dùng cặp phó từ “vừa”…”đã” 3 Anh đi đâu em theo đấy. => Dùng cặp chỉ từ : “đâu”… ‘đấy” 4 Bao nhiêu mưa đổ xuống bấy nhiêu nước dâng lên. => Dùng cặp đại từ “bao nhiêu”… “bấy nhiêu” Em nhận xét gì về quan hệ ý nghĩa của các vế câu trong hai ví dụ dưới đây? Thử thay thế từ “tại” và “ nhờ” bằng từ “ vì” và rút ra nhận xét? 1 Tại anh không dạy nên nó hư hỏng. 2 Nhờ anh dạy nên nó nên người . Cả hai câu trên đều chỉ quan hệ nguyên nhân- kết quả , nhưng có ý nghĩa và sắc thái khác nhau do các quan hệ từ khác nhau: “Tại”: mang sắc thái áp đặt, quy lỗi nhiều hơn. “ Nhờ” : thường dùng đối với những nguyên nhân tốt. Nếu thay 2 quan hệ từ trên bằng quan hệ từ “vì” : mang tính chất lí trí và trung hòa về sắc thái tình cảm( không có ý tốt cũng không có ý xấu) - Nhận xét: Khi sử dụng các quan từ dùng nối các vế trong câu ghép phải lưah chọn cho phù hợp với sắc thái biểu cảm, nội dung ý nghĩa của câu. Các câu ghép trên đã dùng cách gì để nối các vế câu? 1 Nó không phải là món quà mua vội trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh; Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến bao ngày nay. 2 Lan đi học, tôi đi làm. 3 Chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. 1 Nó không phải là món quà mua vội trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh; Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến bao ngày nay. => Nối bằng dấu chấm phẩy 2 Lan đi học, tôi đi làm. => Nối bằng dấu phẩy 3 Chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. => Nối bằng dấu hai chấm ? Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây.Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào? – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ!U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để cho chị đi với u, đùng giữ chị nữa.Chị con có đi,u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mơí về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. ( Ngô Tất Tố, tắt đèn) b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ nagy lấy mà cắn, mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. ( Nguyên Hồng, những ngày thơ ấu) ? Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép có nội dung đề tài về môi trường? Vì…nên…( hoặc bởi vì…ho nên…; sở dĩ…là vì…) Nếu…thì…( hoặc hễ…thì..; giá …thì…) Tuy… nhưng…(hoặc mặc dù…nhưng…) Không những…mà…( hoặc không chỉ…mà…; chẳng những …mà…) Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau: Bỏ bớt một quan hệ từ. Đảo lại trật tự các vế câu ? Dặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây: …vừa…đã…( hoặc… mới…đã…;… chưa…đã…) …đâu… đấy( hoặc …nào…nấy; …sao…vậy…) …càng…càng… Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau( trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép) Có câu dùng dấu chấm lửng. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn Ca Huế được hình thành từ hai dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình. Nhạc dân gian với nhiều điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, …Thể điệu có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khâng, có tiếc thương ai oán…Còn nhạc cung đình lại trang trọng uy nghiêm.Cách biểu diễn ca Huế rất độc đáo, tinh tế.Cách thưởng thức vừa dân giã lại vừa sang trọng .Vì thế, ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa- âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát huy. Ra bài tập về nhà: Nắm chắc đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế của câu ghép; làm các bài tập còn lại vào vở Chuẩn bị soạn bài: “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” + Đọc SGK, trả lời các câu hỏi trong phần I + Chuẩn bị trước phần luyện tập 4 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo:
File đính kèm:
- van(2).ppt