Câu hỏi: Thế nào là nói quá? Nêu ví dụ?
(Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm)
14 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: Nói giảm nói tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Thế nào là nói quá? Nêu ví dụ? (Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm) Tiết 40: Nói giảm nói tránh I. Bài học: Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh: a, Ví dụ: VD1 + Vì vậy, tôi để sẵn sẵn mấy lời này, phòng khi tôi đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác,… (Hồ Chí Minh, Di chúc) + Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi) + Lượng con ông Độ đây mà ... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà) + Công chúa Ha ba na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. Để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn. VD2 + Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Tránh thô tục, tăng cảm giác êm dịu VD3 + Con dạo này lười lắm. + Con dạo này không được chăm chỉ lắm. Tế nhị, tránh nặng nề. b, Ghi nhớ: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Trắc nghiệm Theo em khi nào thì không nên nói giảm nói tránh? A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hoá. B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục. C. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. D. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật. Lưu ý: * Nói giảm nói tránh có thể thực hiện bằng nhiều cách: Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt. Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa. Nói vòng. Nói trống(Tỉnh lược). * Nói giảm nói tránh còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp, để đạt được mục đích giao tiếp. Bài tập nhanh Tìm và giải nghĩa, nêu tác dụng của phép nói giảm nói tránh trong đoạn văn sau: “Hôm sau, Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão bảo ngay: Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!” Đi đời bị giết (gây cho người nghe một cảm giác ghê sợ). Nói “đi đời” vừa tránh gây cảm giác không hay vừa hàm ý xót xa luyến tiếc và đượm chút mỉa mai. Không phải lão Hạc mỉa mai con chó mà mỉa mai cái thân phận mình: Rất thương con chó nhưng vì cảnh ngộ trớ trêu mà phải bán nó đi. “Cái làm nên điều kỳ diệu của ngôn ngữ đó chính là các phương tiện, biện pháp tu từ”. II. Luyện tập Bài tập số 1: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh(khiếm thị, có tuổi, đi nghỉ, chia tay nhau, đi bước nữa). a, Khuya rồi, mời bà . . . . b, Cha mẹ em . . . . . . . . . . . . . từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại. c, Đây là lớp học cho trẻ em . . . . . . . . d, Mẹ đã . . . . . rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ. e, Cha nó mất, mẹ nó . . . . . . . . . . , nên chú nó rất thương nó. đi nghỉ chia tay nhau khiếm thị có tuổi đi bước nữa Bài tập số 2: Hãy nhận biết câu nói giảm nói tránh trong các cặp câu sau: a1) Anh phải hoà nhã với bạn bè! a2) Anh nên hoà nhã với bạn bè! b1) Anh không nên ở đây nữa! b2) Anh ra khỏi phòng tôi ngay! c1) Cấm hút thuốc trong phòng! c2) Xin đừng hút thuốc trong phòng! Bài tập số 3 Đặt câu theo các cách nói giảm nói tránh: - Dùng từ đồng nghĩa. - Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa. - Nói vòng. (Mỗi đội đặt ít nhất 1 câu cho mỗi cách) Bài tập số 4: Tìm và phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ nói giảm nói tránh trong câu thơ sau: “Bỗng loè chớp đỏ. Thôi rồi, Lượm ơi!” (Tố Hữu, Lượm) Tiết 40: Nói giảm nói tránh Bài học: Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh. Lưu ý một số cách diễn đạt nói giảm nói tránh. II. Luyện tập.
File đính kèm:
- Noi giam noi tranh(12).ppt