Bài giảng Tiết 40- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

*Những câu thơ tả ngoại cảnh :

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích *Những câu thơ tả ngoại cảnh : Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích *Những câu thơ tả ngoại cảnh : Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích *Những câu thơ tả nội tâm : Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc biển bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự I-Tìm hiểu yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự: * Đối tượng của miêu tả ngoại hình, ngoại cảnh: là những cảnh vật, con người với chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc ,... những điều có thể quan sát được trực tiếp. * Đối tượng của miêu tả nội tâm: là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật. Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự I-Tìm hiểu yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự: Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả: Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. *Nhận xét: đoạn văn miêu tả nội tâm lão Hạc bằng cách miêu tả nét mặt, cử chỉ của lão. =>Miêu tả nội tâm gián tiếp. Làm bài tập sau Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự I-Tìm hiểu yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự: Ghi nhớ : *Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện lại những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. *Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt , cử chỉ, trang phục,... của nhân vật. Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự II- Luyện tập 1-Bài tập 1:Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Kiều . Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, mụ mối đã dẫn đến một người đàn ông ngoài 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt, đỏm dáng . Nhìn hắn người ta dễ dàng nhận thấy đó là một kẻ không đứng đắn. Khi đến nhà Vương viên ngoại , gia chủ chưa kịp mời , hắn đã “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Khi dược hỏi đến hắn trả lời cộc lốc, bộc lộ rõ chân tướng của kẻ vô học. Gã đắc ý khi mụ mối giở trò “vén tóc, bắt tay” để kiểm tra Kiều như một món hàng . Hắn đắn đo “cân sắc , cân tài” của Kiều, ưng ý rồi hắn vào cuộc mặc cả “cò kè bớt một thêm hai”. Bản chất con buôn của hắn đã bộc lộ hoàn toàn. Còn Kiều khi đó “thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng” tủi nhục, đau đớn ê chề, chết lặng không nói được lên lời . Kiều như sen chết rũ trong ao, liễu tàn trước gió. Cuộc ngã giá cuối cùng cũng đến hồi kết. Một người tài sắc vẹn toàn như Kiều đã trở thành một món hàng với giá 400 lượng vàng . Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự II-Luyện tập: 2-Bài tập 2: Đóng vai Kiều, viết đoạn văn kể lại việc báo ân, bấo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư Người đầu tiên tôi cho mời đến là Thúc Sinh. Tôi đã nói với chàng ân nghĩa mà chàng đã dành cho tôi ở Lâm Tri, tôi còn ghi nhớ. Dù không nên nghĩa vợ tình chồng nhưng tấm chân tình của chàng đáng được tôi báo ân “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân’’. Nhưng còn vợ của chàng quỉ quái tinh ma phen này ắt phải trả giá. Khi lính áp giải Hoạn Thư đến , tôi cố lấy bình tĩnh, giọng ngọt nhạt mà hỏi : “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ! ”. Tiểu thư sâu sắc nước đời quá ắt gặp quả báo. Thấy tôi mềm mỏng ngọt nhạt, Hoạn Thư giật mình sợ hãi song Hoạn Thư đã lấy lại được bình tĩnh tìm kế, gửi thưa rành rọt, có lí có tình. Trước thái độ ăn năn và lí lẽ thấu tình đạt lí, tôi thấy bối rối và khó xử. Nếu cố tình trị tội Hoạn Thư thì quá nhỏ nhen. Nếu tha thì không còn cơ hội trị tội Hoạn Thư nữa. Hoạn Thư đã biết lỗi, tôi nghĩ: “lấy oán trả oán thì đời đời thù oán. Lấy ân trả oán thì cởi bỏ mối thù”. Tôi đã quyết định tha cho Hoạn Thư. Tiết 40 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự II-Luyện tập: 3-Bài tập 3: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.

File đính kèm:

  • ppttiÕt 40 miª u t¶ néi tam....ppt
  • flvHo Guom.flv
Giáo án liên quan