Bài giảng Tiết 40 – bài 8 tập làm văn miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai ,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40 – bài 8 tập làm văn miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 – Bài 8 Tập làm văn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ví dụ : Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích “ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai , Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tìm trong đoạn trích những câu thơ chủ yếu tả cảnh và những câu thơ chủ yếu miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều. Dựa vào dấu hiệu nào để em xác định như vậy? Những câu thơ tả cảnh : Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.  Đối tượng tả : Cảnh sắc thiên nhiên. Những câu thơ tả tâm trạng: 6 câu (câu 9- 14) Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai , Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.  Đối tượng tả : Những suy nghĩ của Kiều về thân phận, về cha mẹ. Bài tập 1 : Cho các đối tượng miêu tả : cảnh vật , tâm trạng, hình dáng, lời nói, suy nghĩ, tình cảm,cử chỉ,cảm xúc. Em hãy sắp xếp các đối tượng miêu tả vào bảng phân loại sau Cảnh vật, hình dáng, lời nói,cử chỉ Tâm trạng, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc 2. Các cách miêu tả nội tâm và tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ví dụ: Cho các đoạn văn, đoạn thơ sau : 1. ... “ Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du – Ngữ văn 9, tập 1 ) 2. “... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít .” ( Lão Hạc – Nam Cao – Ngữ văn 8, tập 1 ) 3. “ ... Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên dòng chữ đề trên bức tranh : “ Anh trai tôi .” ( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh – Ngữ văn 6, tập 2 ) “...Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.” Kể tên một số văn bản đã được học, được đọc thêm thuộc văn học Trung đại đã sử dụng thành công nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Chọn một văn bản để nêu rõ mối quan hệ giữa tình và cảnh. Qua tìm hiểu các ví dụ trên, theo em, người ta có thể miêu tả nội tâm nhân vật bằng những cách nào ? Hãy trình bày cụ thể các cách miêu tả nội tâm đó? Bài tập 2 Kết luận * Các cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự : + Miêu tả nội tâm trực tiếp : Miêu tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm... của nhân vật. + Miêu tả nội tâm gián tiếp : Miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục... của nhân vật. * Tác dụng : + Xây dựng nhân vật (khắc hoạ rõ hơn đặc điểm, tính cách nhân vật) + Tác động tới nhận thức, tình cảm của người đọc đối với nhân vật. Bài tập 3 : Bài tập trắc nghiệm (khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ) 1. Điều nào không phải là đối tượng của miêu tả bên ngoài ? A- Chân dung B- Hình dáng C- Ngôn ngữ D-Tâm trạng 2. Điều nào không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp nội tâm? A - Suy nghĩ B - Tình cảm C - Ngôn ngữ D - Tâm lí 3. Nhận định nào đúng về các phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau: “Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất” (Hai cây phong – Ai-ma-tốp) A - Tự sự kết hợp với miêu tả ngoại hình B - Lập luận kết hợp với miêu tả nội tâm C - Tự sự kết hợp với lập luận D - Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm Bài tập 4 : Những câu thơ miêu tả chân dung của Mã Giám Sinh: Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh” Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần” Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ......Ghế trên ngồi tót sỗ sàng Những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều : Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng! Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày. Mối càng vén tóc bắt tay Nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Tìm trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều “ những câu thơ miêu tả chân dung của Mã Giám Sinh và những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều. Bài tập 5 : Viết đoạn văn ngắn miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”(đoạn văn khoảng 6 câu). Bài tập về nhà: Hoàn thành đoạn văn ở bài tập 5 Bài tập số 3 (Sgk - 115)

File đính kèm:

  • pptNGU VAN 9 MIEU TA NOI TAM TRONG VAN BAN TU SUppt.ppt
Giáo án liên quan