Bài giảng Sống chết mặc bay

+ Phạm Duy Tốn (1883-1924)

+Nguyên quán: Phượng Vũ -Thường Tín –Hà Tây (nay là Hà Nội).

+Là cây bút tiên phong trong sáng tác truyện ngắn mang khuynh hướng hiện thực những năm đầu thế kỉ XX.

+Truyện ngắn của ông chuyên phản ánh hiện thực xã hôi, làm xúc động lòng người.

 

ppt7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sống chết mặc bay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ Qua hai văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và Đức tính giản dị của Bác Hồ, em thấy được rõ nhất công dụng nào của văn chương? Công dụng của văn chương Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng (nghĩa là văn chương phản ánh được chân dung muôn màu muôn vẻ của sự sống). Văn chương sáng tạo ra sự sống: gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Văn chương tô điểm và làm phong phú đời sống tinh thần của nhân loại. 1.Tác giả: + Phạm Duy Tốn (1883-1924) +Nguyên quán: Phượng Vũ -Thường Tín –Hà Tây (nay là Hà Nội). +Là cây bút tiên phong trong sáng tác truyện ngắn mang khuynh hướng hiện thực những năm đầu thế kỉ XX. +Truyện ngắn của ông chuyên phản ánh hiện thực xã hôi, làm xúc động lòng người. 2.Tác phẩm: In trên Tạp chí Nam Phong năm 1918. Được đánh giá là “Bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Một số đặc điểm cơ bản của truyện trung đại và truyện ngắn hiện đại Truyện trung đại Truyện ngắn hiện đại - Đầu thế kỷ XX - Vào thời kỳ trung đại - Viết bằng chữ Hán - Có tính chất hư cấu - Mục đích giáo huấn - Cốt truyện đơn giản - Khắc họa hình tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống con người. - Cốt truyện phức tạp - Kể người thật, việc thật Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại Bố cục: +Phần I:Từ đầu đến: “Khúc đê này hỏng mất” =>Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân +Phần II. Tiếp đến “Điếu mày!” =>Cảnh quan lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê” +Phần III:Còn lại: =>Đê vỡ và thảm cảnh của dân - Dân phu: người dân bị bắt đi làm các việc công ích cho xã hội. - Nhị Hà: cũng được gọi là Nhĩ Hà, chỉ khúc sông Hồng từ phía dưới Việt Trì trở xuống Thăng Long theo hình uốn cong như vành tai (nhĩ). - Quan phụ mẫu: Quan dưới thời phong kiến và thuộc Pháp (có quan niệm coi quan như cha mẹ). Dân làng X, phủ X đang phải đối mặt với nguy cơ đê vỡ. Họ đang cố gắng hết sức để cứu con đê, bảo toàn tính mạng và cuộc sống của mình. Trong khi ấy, trong đình cao mà vững chãi, những người có trách nhiệm hộ đê là quan phủ và các chức sắc đang ăn chơi, hưởng lạc, say mê ván bài tổ tôm, lãng quên đám con dân đang cực khổ trong tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Và đúng lúc quan sung sướng vì ù ván bài to nhất cũng là lúc đê vỡ, dân chúng lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, xiết bao thảm sầu.

File đính kèm:

  • pptSong chet mac bay tiet 106.ppt
Giáo án liên quan