Bài giảng Tiết 36 - Văn bản: mã giám sinh mua kiều (trích truyện kiều của nguyễn du)

Cảnh xuân ở 6 câu cuối không còn sức sống như 4 câu thơ đầu mà bắt đầu lặng xuống, nhạt dần.Anh nắng nhạt, cảnh vật chuẩn bị chìm vào bóng đêm con người thơ thẩn tiếc nuối ngày xuân đã qua - > Đến đây tâm trạng đã nhuốm lên cảnh vật. Đây cũng dự báo những điều không lành sẽ xẩy ra.Và sau đây Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng, khởi đầu giấc mộng tiền đường đeo đẳng suốt 15 năm lưu lạc của Nàng

 

ppt8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 36 - Văn bản: mã giám sinh mua kiều (trích truyện kiều của nguyễn du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? Cảnh xuân ở 6 câu cuối không còn sức sống như 4 câu thơ đầu mà bắt đầu lặng xuống, nhạt dần.Anh nắng nhạt, cảnh vật chuẩn bị chìm vào bóng đêm con người thơ thẩn tiếc nuối ngày xuân đã qua - > Đến đây tâm trạng đã nhuốm lên cảnh vật. Đây cũng dự báo những điều không lành sẽ xẩy ra.Và sau đây Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng, khởi đầu giấc mộng tiền đường đeo đẳng suốt 15 năm lưu lạc của Nàng Câu 2: Cảnh vật, không khí mùa xuân ở 6 câu thơ cuối có gì giống và khác 4 câu thơ đầu? TIẾT 36: Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU I. Vị trí đoạn trích : Nêu vị trí đoạn trích? - Thuộc phần 2 truyện” Gia biến và lưu lạc” - Gồm 26 câu( từ 627-652) Đây là đoạn mở đầu trong đoạn đời 15 năm lưu lạc đau khổ của nàng Kiều . Hướng dẫn đọc : Đọc với giọng nhẹ nhàng, diễn cảm, chú ý nhấn mạnh các từ miêu tả cử chỉ, hành động của MGS. Tóm tắt nội dung đoạn trích? Sau khi gia đình bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để cứu cha và em khỏi tai họa. Kẻ tìm đến mua kiều là Mã Giám Sinh, anh chàng mang danh học sinh bảnh bao, ngoài 40 tuổi đã khoác lên câu chuyện mua bán cái mác hỏi vợ. Kiều trở thành món hàng để đắn đo, cò kè và cuối cùng ngã giá vâng ngoài bốn trăm. II. Tìm hiểu văn bản : 1. Nhân vật Mã Giám Sinh. ? Trong chú thích câu thơ đầu cho thấy MGS đến nhà Kiều với mục đích gì ? - Với tư cách đi hỏi vợ . a. Mã Giám Sinh qua màn chào hỏi: Mã Giám Sinh được giới thiệu như thế nào khi hắn mới xuất hiện? - Người viễn khách tìm vào vấn danh -> Đi hỏi vợ Trong lễ vấn danh, điều đầu tiên mọi người muốn biết là tên tuổi, khi được hỏi Mã Giám Sinh trả lời như thế nào? Câu trả lời cộc lốc, không thưa gửi với cái tên mập mờ. Quê ở Lâm Tri nhưng lại nói “…Lâm Thanh cũng gần” -Lai lịch: Tên Mã Giám Sinh Quê: Lâm Thanh -> Không rõ ràng, mập mờ, ăn nói cộc lốc . Có người cho rằng Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại qua câu trả lời, có đúng không? Vì sao? Từ đó em có nhận xét gì? Nói năng như vô học trong khi tự giới thiệu là người có học (giám sinh: tên gọi học trò trường Quốc tử giám – trường lớn ở kinh đô thời xưa) -> lai lịch không rõ ràng. => Là người không có văn hoá, không thật thà. ? Về diện mạo, Mã Giám Sinh được miêu tả qua những chi tiết nào ? - Diện mạo : Ngoại tứ tuần.. mày râu nhẵn nhụi…áo quần bảnh bao. Em hiểu câu “Mày râu nhẵn nhụi” như thế nào? Đó không phải là cạo râu nhẵn nhụi cho trẻ ra, cho bảnh bao lên. Mà là Nguyễn Du tả thực tướng mạo Mã Giám Sinh – theo tướng mệnh học, tướng mạo ấy ở đàn ông là bộc lộ tính cách con buôn gian xảo, lừa lọc trắng trợn, bất nhân, bất nghĩa. ? Nhận xét cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du ở đây ? Qua đó, cho chúng ta biết thêm điều gì về nhân vật này ? ->Từ láy, tả thực => Con người chú trọng hình thức, ăn mặc trau chuốt, không phù hợp với lứa tuổi, không đứng đắn . ? Thái độ của nhà thơ đối với nhân vật này như thế nào ? - Bộc lộ một cách kín đáo qua việc miêu tả, nhận xét Mã Giám Sinh. TIẾT 36: Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU - Hành động: Chi tiết nào giới thiệu họ Mã cũng cố tỏ ra là con nhà nề nếp, gia phong? Trước thầy, sau tớ -> Bậc khá giả, có kẻ hầu người hạ. Cũng có thầy có tớ nhưng từ ngữ nào cho ta thấy thầy không ra thầy, tớ không ra tớ, nhốn nháo? …Trước thầy sau tớ lao xao… Tác giả đảo từ chỉ vị trí lên trước, cùng với từ láy “lao xao” cho thầy – tớ vừa đi vừa tranh nhau, nói năng to nhỏ không ngớt, không có tôn ti trật tự (cử chỉ chướng mắt, mất lịch sự, hỗn láo). => khung cảnh lộn xộn, ồn ào, nhốn nháo… Bên cạnh cảnh chủ tớ như “cá mè một lứa” là hành động nào của tên họ Mã mà khiến người đọc có ấn tượng sâu sắc? Em hiểu thế nào là “ghế trên”, “ngồi tót sổ sàng”? - Ghế trên: Ghế dành cho bậc bề trên. - Ngồi tót sổ sàng: nhảy tót lên ngồi vào vị trí trang trọng dành cho bậc cao niên. -> Hành động thô lỗ, sỗ sàng, trịch thượng, hợm hĩnh => Kẻ vô học . Như vậy, để giới thiệu lai lịch, miêu tả diện mạo, cử chỉ của Mã Giám Sinh, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì là chủ yếu? Tả thực, qua đó cho thấy bản chất của Mã Giám Sinh thật xấu xa, lừa đảo, vô học, đê tiện. b. Mã Giám Sinh trong cảnh mua bán. ? Khi gặp Kiều, Mã Giám Sinh có những cử chỉ nào? + Xem hàng : Đắn đo cân sắc cân tài Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ. Vì sao hắn phải đắn đo phải “ép” “thử”? Hắn có để ý đến gia cảnh của Kiều không? Chứng tỏ hắn là người như thế nào? Có phải người đi hỏi vợ không? - Hắn coi Kiều như món hàng, như đồ vật. Bản chất bất nhân vì tiền bộc lộ rõ bằng hành động của con buôn. ? Khi đã bằng lòng, hắn nói những gì? Em có nhận xét gì về lời nói đó? + Hỏi giá: Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường? Ngôn ngữ màu mè, mĩ miều, thực chất là quan tâm tới giá cả bao nhiêu ? Em hiểu “ cò kè” nghĩa là gì? Người này kéo đi, người kia co lại, mặc cả lên xuống, miễn là hàng mua được với giá hời. + Mặc cả : Cò kè bớt một thêm hai. Thể hiện bản chất bủn xỉn, keo kiệt, của tên buôn thịt bán người, xem Kiều như một món hàng không hơn không kém trước kẻ lái buôn sành sỏi, tàn ác, bất nhân. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ở đoạn này? Qua đó cho ta thấy điều gì? -> Từ gợi tả => Sự cân nhắc tính toán đầy đủ thủ đoạn, thể hiện bản chất keo kiệt, bủn xỉn của kẻ buôn người. ? Tại sao nói ND đã bóc trần bản chất của kẻ buôn thịt bán người qua những từ: Đắn đo, cân, cò kè? TIẾT 36: Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) -Đây là một chuỗi hành động tất yếu, không thể không có ở kẻ buôn, nhất là MGS, kẻ từng môi giới, tiếp tay chọ hàng cho Tú bà từ lâu. -> MGS như công cụ của thế lực đen tối, của các thế lực gieo tai họa cho Kiều. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật của tác giả ở đoạn này? - Quan sát tinh tế, tỉ mỉ, tả thực chính xác để khắc họa hoàn chỉnh bức chân dung sống động về hạng buôn thịt bán người. Nét vẽ nào cũng sắc sảo để diện mạo, tính cách con người bất nhân trong xh hiện lên rõ nét. 2. Cảm nhận về nhân vật Thuý Kiều : ? Câu thơ “ Thềm hoa….hàng” đã gợi cho người đọc thâý tâm trạng gì ở Kiều? Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng! Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày. - Kiều đang ở trong hoàn cảnh phức tạp, tâm trạng éo le. Nàng đang xót xa, hổ thẹn, tự coi mình là người bội ước, nội tâm đau đớn. ? Vì sao Kiều lại đau khổ tái tê như vậy? -Kiều đau khổ đến câm lặng, hành động như cái máy, bước chân cùng nước mắt. Nàng hiện thân của những con người đau khổ trong một xã hội vì tiền. Nàng chấp nhận đem mình ra làm món hàng để trao đổi mua bán. ? Có gì đặc sắc trong những lời thơ tả nhân vật Thúy Kiều? -> Bút pháp ước lệ, từ gợi tả Qua đó thể hiện tâm trạng gì của Kiều? => Nỗi tủi hổ bẽ bàng, xót xa, đau đớn. 3.Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Tấm lòng của Nguyễn Du thể hiện trên những phương diện nào? Trên từng phương diện, tấm lòng nhân đạo ấy được biểu hiện như thế nào? - Thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn ngườiđồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người . + Miêu tả Mã Giám Sinh với cái nhìn mỉa mai, châm biếm. + Lời nhận xét: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”, thể hiện sự chua xót, căm phẫn, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người - Niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng nhân phẩm con người bị hạ thấp chà đạp. TIẾT 36: Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) I. Vị trí đoạn trích : II. Đọc và tìm hiểu chung: III. Tìm hiểu văn bản : 1. Nhân vật Mã Giám Sinh. a. Mã Giám Sinh qua màn chào hỏi: b. Mã Giám Sinh trong cảnh mua bán: 2. Cảm nhận về nhân vật Thuý Kiều : 3.Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: IV. Tổng kết : ? Hãy tóm tắt những thành công về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích ? 1. Về nghệ thuật: - Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật. 2. Về nội dung: - Bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ. CỦNG CỐ - Đọc và chuẩn bị bài “ Miêu tả trong văn tự sự”: Đọc kĩ các ví dụ sgk và trả lời các câu hỏi, nghiên cứu trước phần ghi nhớ sgk. DẶN DÒ Đọc thuộc lòng văn bản “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Viết đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu làm rõ bản chất của MGS ( đoạn văn trình bày theo cách T – P – H có sử dụng một lời dẫn trực tiếp) Ngày soạn: 27/9/2010 Ngày dạy: 28/9/2010 A. Mục đích yêu cầu : Giúp hs : - Thấy được hình ảnh tên “ Buôn thịt bán người” – Mã Giám Sinh vô lương, hèn hạ. và thân phận nàng Kiều : Một con người lương thiện, tài sắc nhưng lại bị coi như một món hàng trao đổi. - Hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Bút pháp hiện thực sắc sảo, miêu tả nhân vật qua dáng điệu, ngôn ngữ, cử chỉ hành động….để làm nổi bật bản chất nhân vật. - Thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với những nạn nhân xã hội. - Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ nghệ thuật thơ ca. - Giáo dục hs có tình yêu thương đối với những con người bị chà đạp, đau khổ trong xã hội . B. Chuẩn bị : GV: Nghiên cứu sgk, sgv, tham khảo tài liệu ( Bình giảng văn, những bài văn hay…) MC. HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập . C. Phương pháp : - Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân. - Phương pháp đàm thoại, ...

File đính kèm:

  • pptNgu van 9 Ma Giam Sinh Mua Kieu.ppt
Giáo án liên quan