Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 86: Văn bản "Cố hương" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ của tác giả và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu

của cuộc sống mới, con người mới.

- Màu sắc trữ tinh đậm đà trong tác phẩm.

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện “Cố hương”.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác

phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể tóm tắt truyện.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước cho các em.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tóm tắt truyện và đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Đọc, tóm tắt, chia đoạn, trả lời câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 86: Văn bản "Cố hương" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 4/12/2019 Tiết 86 Văn bản: CỐ HƯƠNG Lỗ Tấn I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại. - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ của tác giả và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới. - Màu sắc trữ tinh đậm đà trong tác phẩm. - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện “Cố hương”. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. - Kể tóm tắt truyện. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước cho các em. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tóm tắt truyện và đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Đọc, tóm tắt, chia đoạn, trả lời câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Không b. Kiểm tra bài mới: ? Tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn có những nhân vật nào? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động "Cố hương" của Lỗ Tấn là một tác phẩm văn học nước ngoài đầu tiên của chương trình lớp 9. Tác phẩm đã thể hiện rõ thái độ của Lỗ Tấn: phê phán xã hội phong kiến Trung Quốc với những con người bạc nhược, cảnh vật sơ xác, tiêu điều; từ đó đặt ra con đường giải thoát nông dân, giải phóng xã hội để mọi người cùng suy ngẫm. Vậy Lỗ Tấn là ai và câu chuyện “Cố hương” diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong ba tiết? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS đọc phần tiểu dẫn SGK. ? Em hãy tóm tắt vài nét tiêu biểu về tác giả? Hs:Trả lời, bổ sung, quan sát ảnh SGK. Gv: Chốt, mở rộng: - Là nhà văn bậc thầy của văn học hiện đại Trung Quốc. - Lỗ Tấn từng sống ở nông thôn, vì thế cuộc sống cơ cực của nông dân và phẩm chất tốt đẹp của họ ông hiểu rất rõ. - Ông có quan điểm văn học tiến bộ đối với nông dân và những người bị áp bức. Lỗ Tấn tố cáo chế độ phong kiến vô nhân đạo kìm hãm sự phát triển của đất nước. Ông luôn tin tưởng vào tương lai của những người lao động sẽ tốt đẹp. ?Em hãy kể tên các tác phẩm nổi tiếng của ông? Có 17 tập tạp văn và 2 tập truyện ngắn suất sắc. ?Hãy nêu xuất xứ của văn bản ? -"Cố hương" là truyện ngắn tiêu biểu của tập "Gào thét" GV: Nêu yêu cầu đọc. Đọc rõ ràng diễn tả được ngôn ngữ của mỗi nhân vật. - Nhuận Thổ: Khi nhỏ vô tư hồn nhiên. - Nhuận Thổ: Khi lớn ấp úng khúm núm. - Chị Ba Dương: Đanh đá, chua ngoa. - Mẹ “ tôi”: lúc thân mật, cởi mở lúc chua xót - Giọng suy nghĩ triết lý ở một số câu, số đoạn. Gv: Đọc mẫu một đoạn. 3 HS đọc đến hết. - Cho Hs nhận xét việc đọc. ?Em hãy tóm tắt văn bản "Cố hương"? Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật "tôi" trở về thăm làng cũ lần cuối để bán nhà và đưa cả gia đình đi nơi khác sinh sống. Trên đường về, cảnh vật hiện lên thật tàn tạ, sơ xác. Khi về đến nhà, nhân vật tôi được mẹ và cháu Hoàng ra đón. Trong cuộc nói chuyện với mẹ, nhân vật “tôi” đã hỏi thăm về Nhuận Thổ và nhớ lại khi còn bé, vào I. Đọc – tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả- văn bản. a. Tác giả. - Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. - Sinh ra trong cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đã thôi thúc ông có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả từ lúc còn trẻ. - Có công trình văn học đồ sộ và đa dạng: 17 tạp văn, 2 tập truyện “Gào thét” (1923), “Bàng hoàng” (1926), AQ chính truyện, Thuốc, Cố hương... b. Văn bản: - Rút từ tập "Gào thét"- 1923. 2. Đọc hiểu chú thích. a. Đọc, tóm tắt. ngày dỗ “ tôi” được quen biết và chơi thân với cậu bé Nhuận Thổ. Khi đó Nhuận Thổ là một cậu bé khoẻ mạnh, đẹp đẽ, biết nhiều chuyện lạ, tâm hồn trong sáng, gần gũi với “Tôi”. “Tôi” rất mong được gặp lại Nhuận Thổ. Trước khi gặp Nhuận Thổ, “tôi” gặp lại thím Hai Dương nhưng nhờ mẹ mới nhận ra, chị không còn đẹp, hiền lành, chăm chỉ như xưa mà thành một người phụ nữ xấu, đanh đá, tham lam đến mức trơ trẽn. Mấy ngày sau Nhuận Thổ mới đến và đưa cả Thuỷ Sinh, con thứ năm của anh theo. Nhuận Thổ lúc này thật tàn tạ cả về diện mạo và tinh thần.Thuỷ Sinh và Hoàng đã chơi với nhau. Chứng kiến sự đổi thay của quê hương khiến cho nhân vật “tôi” ra đi trong tâm trạng ảo não và với ước vọng cuộc sống sẽ được đổi thay ở Hoàng và Thuỷ Sinh. ? Em hiểu gì về nhan đề của văn bản? - Quê hương cũ. ?Giải nghĩa các từ sau: Tra? Ngũ hành khuyết thổ? Lưỡng quyền ?Tây Thi? Nã Phá Luân? Hoa Thịnh Đốn ? ?Văn bản trên thuộc thể loại gì? ? Hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? - Phần 1: Từ đầu => làm ăn sinh sống. "Tôi" trên đường về quê. - Phần 2: Tiếp => sạch trơn như quét."Tôi" những ngày ở quê. - Phần 3: Còn lại. "Tôi" trên đường xa quê. ? Nêu nhận xét về trình tự và bố cục của truyện? - Bố cục đầu cuối tương ứng (một con người đang suy tư trên một chiếc thuyền dưới bầu trời u ám, về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hương). Tuy nhiên tương ứng không phải là lặp lại đơn thuần : Trên đường rời quê còn có mẹ “Tôi” và Hoàng.Về quê, “tôi” hình dung dự đoán thực trạng của cố hương. Rời b.chú thích. 3. Thể loại: Truyện ngắn có yếu tố hồi kí. 4. Bố cục: 3 phần. quê, “Tôi” ước mơ cố hương đổi mới. Với kết cấu như vậy nó sẽ góp phần làm nổi rõ tính chất trữ tình biểu cảm, triết lý trong dòng tự sự. ?Ngôi kể của văn bản trên là gì? ?Phương thức biểu đạt chính của truyện là gì ? - Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự nhưng mạch tường thuật sự việc luôn bị gián cách bởi những đoạn hồi ức xen kẽ. ? Bên cạnh phương thức tự sự, văn bản còn có phương thức nào cũng rất quan trọng? Vì sao? Giảng : Tuy phương thức biểu đạt chính là tự sự nhưng biểu cảm cũng có vai trò quan trọng trong truyện vì: Truyện có yếu tố hồi kí. Tác giả dùng ngôi thứ nhất không chỉ dẫn dắt câu truyện mà còn biểu đạt tình cảm, quan điểm, nguyện vọng. Ngay cả khi dùng phương thức biểu đạt khác: miêu tả, lập luận tình cảm của tác giả vẫn thấm đẫm trong mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết. ? Trong chuyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là trung tâm. Vì sao? - 2 nhân vật chính, Nhuận Thổ và "Tôi", trong đó nhân vật tôi là trung tâm vì có mặt xuyên xuốt câu chuyện. ?Vai trò của mỗi nhân vật trong câu truyện? - Hình tượng Nhuận Thổ có vị trí rất quan trọng. Hình như mọi sự thay đổi ở làng quê đều tập trung ở nhân vật này. Do quan hệ đặc biệt trong quá khứ giữa Nhuận Thổ và Tôi , chính sự thay đổi ấy là tác nhân tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của Tôi - Tuy nhiên Nhuận Thổ không phải là nhân vật trung tâm vì Nhuận Thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu truyện , có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật, từ đó không thể toán lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Truyện có 3 phần thì trong phần đầu Nhuận Thổ chưa xuất hiện, phần cuối Nhuận Thổ chỉ xuất hiện trong suy tư tình cảm của Tôi. 5. Ngôi kể: thứ nhất – nhân vật “tôi” 6. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả, nghị luận. 7. Nhân vật: +Tôi”: nhân vật trung tâm +Nhuận Thổ: nhân vật chính. +Nhân vật phụ: Thím Hai Dương, người mẹ “Tôi”, Hoàng, Thuỷ Sinh, người làng. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nhân vật Nhuận Thổ: Đọc “Lúc bấy giờ,...không hề gặp mặt nhau nữa” ? Hãy tìm các chi tiết miêu tả hình dáng của Nhuận Thổ hiện lên trong kí ức của nhân vật tôi? - Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc sáng loáng , đầu đội muc lông chiên bé tí tẹo - Bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn. ? Qua những chi tiết đó, em có nhận xét gì về hình dáng của Nhuận Thổ? ?Tìm chi tiết miêu tả động tác của Nhuận Thổ? Nhận xét về động tác đó? ?Tìm chi tiết thể hiện giọng nói, và thái độ của Nhuận Thổ đối với “tôi”? - Thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi, - Chưa đầy nửa ngày đã quen nhau. - Gọi nhau là anh - em - Dạy “tôi” cách bẫy chim, kể chuyện nhặt vỏ sò các màu, hình thù kì lạ ở biển, bắt con tra ở ruộng dưa hấu, chuyện về loài cá nhảy. - Khóc không chịu về, cho bọc vỏ sò, mấy thứ lông chim. ? Vậy em có nhận xét gì về tình bạn giữa “tôi” và Nhuận Thổ? Hs thảo luận nhóm 3 phút Hs trình bày, nhận xét Gv nhận xét chốt ? Qua cách nói năng, thái độ với tôi, tính cách của nhân vật Nhuận Thổ được bộc lộ như thế nào? Trong kí ức của nhân vật tôi thì Nhuận Thổ là một cậu bé khoẻ mạnh, đẹp đẽ, hiểu biết, có tài, tâm hồn trong sáng, ngây thơ. a. Nhuận Thổ trong quá khứ: - Là con người làm - Xuất hiện trong dịp giỗ tổ để trông coi đồ tế lễ. - Hình dáng: Khoẻ mạnh, đẹp đẽ, nhanh nhẹn. - Động tác: nhanh, khoẻ, đầy sức sống. - Giọng nói: gọi nhau anh – em, nói rành rọt. - Thái độ với “tôi”: Vô tư, cởi mở ->Tình bạn rất tự nhiên, chan hoà trong sáng. - Tính cách: Là đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, thông minh. Hoạt động 3: Luyện tập Hs tóm tắt lại văn bản Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ ở thời điểm quá khứ? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết đoạn văn kể về một người bạn của em V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học nội dung bài. - Chuẩn bị bài mới "Cố hương". Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong hiện tại, một số nhân vật khác. + Tóm tắt những nét chính về nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa văn bản

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_86_van_ban_co_huong_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan