Bài giảng Tiết 35: Từ đồng nghĩa

1) Trong những câu sau, câu nào không sử dụng quan hệ từ ?

A, Sáng nay, bố tôi làm việc ở nhà. B, Bố mẹ rất lo lắng cho con.

C, Đồ chơi chúng tôi chẳng có nhiều . D, Tôi và bạn đến lớp.

2, Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ ?

A, Bạn Nam cao bằng bạn Minh B, Nó thường đến trường bằng xe đạp.

C, Hãy vươn lên bằng chính sức mình. D, Mẹ tôi mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp.

3, Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ ?

A, Tôi với nó cùng chơi. B, Trời mưa to và tôi vẫn tới trường.

C, Nó cũng ham đọc sách như tôi. D, Tôi chăm học để cha mẹ vui lòng.

4) Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ ?

Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.

A, Thiếu quan hệ từ B, Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.

C, Thừa quan hệ từ. D, Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

 

ppt45 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 35: Từ đồng nghĩa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) Trong những câu sau, câu nào không sử dụng quan hệ từ ? A, Sáng nay, bố tôi làm việc ở nhà. B, Bố mẹ rất lo lắng cho con. C, Đồ chơi chúng tôi chẳng có nhiều . D, Tôi và bạn đến lớp. 2, Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ ? A, Bạn Nam cao bằng bạn Minh B, Nó thường đến trường bằng xe đạp. C, Hãy vươn lên bằng chính sức mình. D, Mẹ tôi mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. 3, Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ ? A, Tôi với nó cùng chơi. B, Trời mưa to và tôi vẫn tới trường. C, Nó cũng ham đọc sách như tôi. D, Tôi chăm học để cha mẹ vui lòng. 4) Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ ? Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ. A, Thiếu quan hệ từ B, Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. C, Thừa quan hệ từ. D, Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Tiết 35: Tiết 35: 1,Đọc bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. - Hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ rọi, trông? Rọi : chiếu, soi, toả - Trông : nhìn, ngắm, ngó, nhòm, liếc 2) Từ “Trông” còn có những nghĩa sau: a) Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn. b) Mong - Tìm các từ đồng nghĩa với 2 nét nghĩa trên của từ “trông” ? Trông: Chăm nom, chăm sóc, trông coi, coi sóc Trông mong, trông ngóng, mong mỏi, mong đợi, hy vọng. I) Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Bài tập nhanh: Xa ngắm thác núi Lư ( Vọng Lư sơn bộc bố ) Phiên âm : Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trục há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Lí Bạch) * Hãy xác định từ đồng nghĩa ở bài thơ ? Bài tập nhanh: Xa ngắm thác núi Lư ( Vọng Lư sơn bộc bố ) Phiên âm : Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trục há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Lí Bạch) Xác định từ đồng nghĩa trong văn bản sau: Non xa xa nước xa xa, Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê-nin, kìa núi Mác, Hai tay xây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh) Những từ đồng nghĩa trong văn bản là: Non xa xa nước xa xa, Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê-nin, kìa núi Mác, Hai tay xây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh) Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đỏ trong các câu sau đây: 1) Mẹ tôi tính rất lành. 2) Lá lành đùm lá rách. 3) Bạn Nam đã lành bệnh. 1) Mẹ tôi tính rất lành. (Lành: không làm những điều ác cho người khác) Từ đồng nghĩa với lành: hiền, hiền hậu, lương thiện. 2) Lá lành đùm lá rách. ( Lành: nguyên vẹn, không bị vỡ, rách.) Từ đồng nghĩa với lành: nguyên vẹn, lành lặn. 3) Bạn Nam đã lành bệnh. ( Lành: đã khỏi bệnh, khỏi vết thương.) Từ đồng nghĩa với lành: khỏi, bình phục II) Các loại từ đồng nghĩa. 1) So sánh nghĩa của từ quả và từ trái trong hai ví dụ sau: - Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng (Trần Tuấn Khải ) - Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa (ca dao) Nghĩa của từ “quả” và từ “trái” giống nhau hoàn toàn Như thế, hai từ “quả” và “trái” được gọi là loại từ đồng nghĩa gì ? Từ đồng nghĩa hoàn toàn - Là những từ có nghĩa tương tự nhau, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. 2) Nghĩa của hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh” trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau ? Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. Hai từ bỏ mạng và hi sinh Giống nhau: Có nghĩa là chết. Khác nhau: Bỏ mạng: Có nghĩa là chết vô ích (mang sắc thái khinh bỉ, coi thường) Hi sinh: Là chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả (mang sắc thái kính trọng) Như vậy, hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh” được gọi là loại từ đồng nghĩa gì? 2) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn - Là những từ có nghĩa gần giống nhau, nhưng có sắc thái ý nghĩa khác nhau. III) Sử dụng từ đồng nghĩa - Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng (Trần Tuấn Khải ) - Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa (ca dao) Hai từ “quả” và “trái” có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? - Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu trái mơ chua trên rừng (Trần Tuấn Khải ) - Chim xanh ăn quả xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa (ca dao) * Thay thế được, vì ý nghĩa cơ bản của câu ca dao không thay đổi. - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn,hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. Hai từ bỏ mạng và hi sinh có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn,hàng vạn quân Thanh đã hi sinh . -Công chúa Ha-ba-na đã bỏ mạng anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. -Không thể thay thế được, vì sắc thái ý nghĩa khác nhau. III) Sử dụng từ đồng nghĩa: - Không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. - Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. IV, Luyện tập 1.Quan sát hình ảnh IV, Luyện tập 1.Quan sát hình ảnh Xe hơi : Ô-tô Máy vi tính: Com-pu-tơ Dương cầm: pi-a-nô Xe máy: Mô-tô Quan sát hình ảnh Quan sát hình ảnh Công nhân: Người thợ Ngư dân: Người đánh cá Nông dân: Người làm ruộng 2) Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đỏ trong các câu sau đây: Món quà anh gửi tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi. Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về. Gió đưa cành trúc la đà. Bác nông dân đưa trâu ra đồng. Tôi đưa tay đỡ lấy em bé. 3,Xếp các từ sau đây vào nhóm từ đồng nghĩa: mũ, khiêng, heo, quả na, mênh mông. trái mãng cầu, bao la, nón, vác, kính. lợn, bát ngát, kiếng, mang Quan sát hình ảnh Lợn: Heo Mũ: Nón Kính: Kiếng Quả na: Trái Mãng Cầu Quan sát hình ảnh Quan sát hình ảnh 4)Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây: 4)Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây: 4)Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây: 4)Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây: 4)Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây: 5) Bài tập trắc nghiệm 1, Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân” ? A. Nhà văn B. Nhà thơ C. Nhà báo D. Nghệ sĩ 2, Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây ? A. Nhỏ nhẹ B. nho nhỏ C. Nhỏ nhắn D. Nhỏ nhặt 3,Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đỏ trong câu: “Chiếc ôtô bị chết máy” ? A. Mất B. Hỏng C. Đi D. Qua đời 4, Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây: “Nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhanh chóng” Công việc đã được hoàn thành……………… Con bé nói năng……………………………... Đôi chân Nam đi bóng rất…………………… Tiết 35: I, Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. II, Các loại từ đồng nghĩa: 1) Từ đồng nghĩa hoàn toàn.( Không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa 2) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.( Có sắc thái nghĩa khác nhau). III, Sử dụng từ đồng nghĩa. - Đúng thực tế khách quan. - Sắc thái biểu cảm. Dặn dò Học bài Làm tiếp các bài tập số 6, 7 , 8, 9 sgk 116-117 Chuẩn bị bài mới: “Từ trái nghĩa”

File đính kèm:

  • ppttu dong nghia(10).ppt
Giáo án liên quan