I- Thế nào là từ đồng nghĩa.
1.Ví dụ 1 – Bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.
(Tương Như dịch)
15 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35: Từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35: Từ đồng nghĩa. I- Thế nào là từ đồng nghĩa. 1.Ví dụ 1 – Bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây. (Tương Như dịch) Tìm từ đồng nghĩa với từ rọi và từ trông? Từ đồng nghĩa với từ rọi là chiếu, soi Từ đồng nghĩa với từ trông là nhìn, ngó, nhòm, dòm… Ví dụ 2: Từ trông trong bản dịch có nghĩa là nhìn để nhận biết. Ngoài ra từ trông còn có các nghĩa sau đây: b) Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn c) Mong Có các từ đông nghĩa là: trông coi, chăm sóc, coi sóc. Có các từ đông nghĩa là: hy vọng, trông mong Hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông? 2. Ghi nhớ 1 - Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Một từ có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. II - Các loại từ đồng nghĩa. 1. Ví dụ: So sánh nghĩa của từ quả và từ trái trong 2 ví dụ sau: Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. (Trần Tuấn Khải) Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. (Ca Dao) “ quả ” và “ trái ”: giống nhau hoàn toàn về nghĩa. => từ đồng nghĩa hoàn Ví dụ 2: Nghĩa của hai từ “ bỏ mạng ” và “ hi sinh ” trong hai ví dụ có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khácnhau? - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. (Truyện cổ Cu Ba) - Giống: “ hi sinh ” và “ bỏ mạng ” đều có nghĩa là chết - Khác: * “ bỏ mạng ”: là chết vô ích (mang sắc thái khinh bỉ). * “ hi sinh ”: chết vì nghĩa vụ, vì lí tưởng cao cả (mang sắc thái kính trọng) => Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Ghi nhớ - Có hai loại từ đồng nghĩa: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau. III - Sử dụng từ đồng nghĩa. 1. Ví dụ 1: Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét ? - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. (Trần Tuấn Khải) Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. (Ca dao) trái, quả thay thế cho nhau được vì là từ đồng nghĩa hoàn toàn. Bỏ mạng, hi sinh không thay thế cho nhau được vì sắc thái biểu cảm khác nhau. hi sinh bỏ mạng bỏ mạng hi sinh trái quả Ví dụ 2: ở bài 7 tại sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là : “Sau phút chia li” mà không phải là “Sau phút chia tay”? Chia li và chia tay đều có nghĩa là rời nhau, mỗi người đi một nơi nhưng đoạn trích Chinh phụ ngâm lấy tiêu đề là “Sau phút chia li”thì hay hơn vì chia li mang sắc thái cổ xưa và diễn tả được cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ. 2. Ghi nhớ: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. IV - Luyện tập. Bài tập 1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau. nhà thơ gan dạ mổ xẻ của cải nước ngoài chó biển đòi hỏi năm học loài người thay mặt Bài tập 2: Tìm từ gốc ấn-Âu đồng nghĩa với các từ sau máy thu thanh sinh tố xe hơi dương cầm Bài tập5: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu có sử dụng từ đồng nghĩa. Những kiến thức cần nhớ 1. Thế nào là từ đồng nghĩa 2. Các loại từ đồng nghĩa 3. Cách sử dụng các từ đồng nghĩa V. BàI TậP Về NHà 1. Học thuộc các ghi nhớ 2. Làm các bài tập còn lại 3. Tìm các từ đồng nghĩa ở địa phương
File đính kèm:
- Tu dong nghia(8).ppt