Biểu hiện :
Gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.
Chủ nghĩa yêu nước có những biểu hiện khá phong phú, đa dạng:
- Quan tâm đến vận nước, gắn bó với vận nước và số phận con người.
- Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.
- Lòng căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc.
- Yêu thiên nhiên cũng là cũng là biểu hiện đẹp đẽ của lòng yêu nước
10 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35 khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ x đến thế kỷ XIX ( t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35 Khái quát văn học Việt Namtừ thế kỷ X đến thế kỷ XIX ( T2) III.Những đặc điểm lớn về nội dung 1.Chủ nghĩa yêu nước Biểu hiện : Gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc. Chủ nghĩa yêu nước có những biểu hiện khá phong phú, đa dạng: - Quan tâm đến vận nước, gắn bó với vận nước và số phận con người. ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc. Lòng căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc. - Yêu thiên nhiên cũng là cũng là biểu hiện đẹp đẽ của lòng yêu nước. 2.Chủ nghĩa nhân đạo Bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, từ văn học dân gian , ảnh hưởng ở tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo . Biểu hiện cụ thể: Thương người như thể thương thân. Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người.. - Khẳng định, đề cao con người và khát vọng về công lý 3. Cảm hứng thế sự -Thế sự : Là cuộc sống con người, là việc đời - Cảm hứng thế sự : Là bày tỏ suy nghĩ , tình cảm về cuộc sống con người, và việc đời Các tác giả đã hướng ngòi bút tới hiện thực cuộc sống, hiện thực XH để ghi lại những điều trông thấy. Ví dụ:+ Phạm Đình Hổ- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( trích Vũ trung tuỳ bút + Lê Hữu Trác- Thượng kinh ký sự + Đời sông nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến => Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại tạo tiền đề cho văn học hiện thực xuất hiện ở thời kì tiếp theo. IV.Những đặc điểm lớn về nghệ thuật 1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm a.Tính quy phạm là gì? - Là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam - Là sự quy định chặt chẽ đến mức thành khuôn mẫu b. Nội dung của tính quy phạm - Quan điểm văn học: coi trọng mục đích giáo dục giáo huấn (Văn dĩ tải đạo ) - Tư duy nghệ thuật: Nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn từ xưa của cổ nhân - Cách sử dụng thi liệu văn liệu: Sử dụng nhiều điển tích điển cố từ văn học lịch sử Trung Quốc Tuân thủ chặt chẽ về kết cấu, thể loại- đặc biệt là các thể loại từ văn học Trung Quốc. * c.Sự phá vỡ tính qui phạm ở những tài năng lớn, tác giả vừa tuân thủ tính quy phạm,vừa phá vỡ tính quy phạm,vừa phát huy cá tính sáng tạo cả về nội dung và hình thức : VD: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến… 2.Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị a. Tính trang nhã , thể hiện ở : Đề tài, chủ đề :hướng tới cái cao cả trang trọng hơn tới cái bình thường ,bình dị. Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ đẹp tao nhã,mĩ lệ hơn là đơn sơ mộc mạc Ngôn ngữ nghệ thuật: Cách diễn đạt trau chuốt hoa mĩ, tự nhiên gần với đời sống b.Xu hướng bình dị Trong quá trình phát triển VHTĐ ngày càng gắn bó với hện thực, với đời sống hiện thực, tự nhiên, bình dị. Ví dụ : thơ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương…đã đưa những hình ảnh gần gũi đời thường vào thơ văn. 3. Tiếp thu và dân tộc hoá, tinh hoa văn hóa văn học nước ngoài - Đó là quy luật phát triển cùa văn học trung đại Việt Nam, chủ yếu làvăn học Trung Quốc + Ngôn ngữ : sáng tác bằng chữ Hán. + Sáng tạo sử dụng chữ Nôm, và thơ văn chữ Nôm + Việt hoá thơ đường luật + Sáng tạo thể thơ dân tộc lục bát, song thất lục bát + Thi liệu Việt Nam *Kết luận - Văn học trung đại gắn bó với lịch sử vận mệnh đất nước và nhân dân Việt Nam - Góp phần làm nên diện mạo hoàn chỉnh của văn học Việt Nam - Tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho sự phát triển của văn học Việt Nam trong những thời kỳ tiếp theo.
File đính kèm:
- Khai quat van hoc.ppt