Bài giảng Tiết 33: Văn bản Bạn đến chơi nhà

1. Đọc thuộc lòng bài thơ «Qua Đèo Ngang» của Bà Huyện Thanh Quan? Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào?

2. Tâm trạng tác giả được bộc lộ qua bài thơ như thế nào?

A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.

C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước

ppt18 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 33: Văn bản Bạn đến chơi nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đọc thuộc lòng bài thơ «Qua Đèo Ngang» của Bà Huyện Thanh Quan? Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào? 2. Tâm trạng tác giả được bộc lộ qua bài thơ như thế nào? A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương. C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn. D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. Kiểm tra bài cũ: Tiết 33: Văn bản BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ - Nguyễn Khuyến Tiết 33: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ I. Giới thiệu chung 1. Tác giả Xem chú thích, cho biết vài nét về tác giả? - Nguyễn Khuyến - Quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam. Là người thông minh, học giỏi, đỗ đầu cả ba kì thi nên còn có tên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng 10 năm, sau đó thời thế loạn lạc nên cáo quan về ở ẩn. Sáng tác của Nguyễn Khuyến rất phong phú, bao gồm cả thơ chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) (Sgk/104,105) Nguyễn Khuyến lúc làm quan Nguyễn Khuyến về quê ở ẩn tại từ đường xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam Mộ Nguyễn Khuyến đặt trên núi Phương Nhi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tiết 33: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến - 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Được sáng tác nhân dịp bạn đến nhà chơi. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta ! Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Các cặp câu 3 - 4, 5 - 6 đối nhau. Gieo vần chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Tiết 33: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến - 2. Tác phẩm II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, giải nghĩa từ khó BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta ! Nước cả: nước lớn, nước đầy. Khôn: không thể, khó. Rốn: cuống hoa. Đương: đang 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 phần - Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi. - Câu 2 -> câu 5: Cảm xúc về gia cảnh. - Câu cuối: Cảm xúc về tình bạn. -> Không theo kết cấu: Đề - thực - luận - kết Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ này? 2.2. Phương thức biểu đạt Tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2.3. Phân tích Tiết 33: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến - 2. Tác phẩm II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, giải nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 2.2. Phương thức biểu đạt 2.3. Phân tích a. Cảm xúc khi bạn tới nhà: (câu đầu) “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ mở đầu? Qua đó, ta thấy tâm trạng tác giả như thế nào? - Giọng điệu tự nhiên như lời nói thường, là lời thông báo, lời chào vồn vã. -> Niềm xúc động, vui sướng vô hạn của tác giả khi có bạn tới thăm. b. Cảm xúc về gia cảnh: (6 câu tiếp) Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có Tiết 33: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ - Nguyễn Khuyến - 2.3. Phân tích a. Cảm xúc khi bạn tới nhà b. Cảm xúc về gia cảnh (6 câu tiếp) - Trẻ thời đi vắng  không có người sai bảo. - Chợ thời xa  không dễ mua sắm thức ăn. - Có cá, có gà nhưng không bắt được vì ao sâu, nước cả, vườn rộng, rào thưa. - Có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng đang ở dạng tiềm ẩn (chửa ra cây, mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa) chưa ăn được. - Ngay cả miếng trầu (là thứ tối thiểu thường dùng để tiếp khách) cũng không có. Nhà thơ tiếp đãi bạn trong hoàn cảnh gia đình như thế nào? Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để nói về gia cảnh của mình? Tác dụng của nó. NT: Tạo tình huống bất ngờ khó xử lời thơ hóm hỉnh, vui tươi và phép đối. -> Thậm xưng, thi vị hóa cái nghèo. Vậy tác giả cố tình tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh như thế là có dụng ý gì? => Bày tỏ cuộc sống thanh bạch, tâm hồn thanh cao của nhà nho khước từ bổng lộc chốn quan trường, lui về sống bình dị giữa xóm làng, quê hương. - Không có gì để tiếp đãi bạn... Tiết 33: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ - Nguyễn Khuyến - 2.3. Phân tích a. Cảm xúc khi bạn tới nhà: (câu đầu) b. Cảm xúc về gia cảnh: (6 câu tiếp) c. Cảm xúc về tình bạn: (câu thơ cuối) “Bác đến chơi đây, ta với ta.” => Bộc lộ tình bạn chân thành, mộc mạc, thắm thiết vượt lên những điều kiện về vật chất. Ta với ta: là tôi và bác, là hai chúng ta. -> Sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Em hiểu cụm từ “ta với ta” như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì? THẢO LUẬN (2p) So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? Giống nhau: về mặt hình thức. Khác nhau: về ý nghĩa và sắc thái biểu cảm: Tiết 33: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ I. Giới thiệu chung - Nguyễn Khuyến - II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, giải nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 3. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Cách tạo tình huống bất ngờ, kết thúc độc đáo. - Thể thơ thất ngôn bát cú với ngôn ngữ thuần Nôm, mộc mạc, giản dị, có tính biểu cảm cao. - Giọng thơ hóm hỉnh, vui tươi. b. Nội dung: - Ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, thủy chung bất chấp mọi hoàn cảnh. - Phong cảnh làng quê Việt Nam đậm đà sắc hương. => Ghi nhớ: (Sgk/105) * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay. Tiết 33: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ I. Giới thiệu chung - Nguyễn Khuyến - II. Đọc - hiểu văn bản 4. Luyện tập Bt1: Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ “Sau phút chia li”? (Gợi ý: Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nhà” là ngôn ngữ thế nào? Thường gặp ở đâu? Còn ngôn ngữ ở đoạn thơ “Sau phút chia li” như thế nào? Mang tính chất gì?) Bạn đến chơi nhà: Ngôn ngữ đời thường, giản dị, mộc mạc. Sau phút chia li: Ngôn ngữ bác học, mang tính ước lệ cao. III. Hướng dẫn tự học Nắm nội dung bài học, học thuộc bài thơ. Tìm thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn. Làm bài tập vào vở. Soạn bài mới: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

File đính kèm:

  • pptBan den choi nha(2).ppt
Giáo án liên quan