II - TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH.
- Bố cục: 3 đoạn:
+ Đ1: 6 câu đầu Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích.
+ Đ2: 8 câu tiếp Lòng thương nhớ của Kiều.
+ Đ3: 8 câu cuối Nỗi buồn của Kiều.
31 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích_ Nguyễn Du, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xin nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo đến dự giờ! Lớp 9D - Trường THCS Trường Yên Môn – Ngữ Văn Kiểm tra bài cũ Em hãy đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) và nêu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích? Tiết 31 Nguyễn Du I – Vị trí đoạn trích - Đoạn trích nằm ở đầu phần hai: Gia biến và lưu lạc. - Nội dung: Diễn tả tâm trạng nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. II - Tìm hiểu đoạn trích. - Bố cục: 3 đoạn: + Đ1: 6 câu đầu Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích. + Đ2: 8 câu tiếp Lòng thương nhớ của Kiều. + Đ3: 8 câu cuối Nỗi buồn của Kiều. 1. Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích 6 câu đầu Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya, Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. 1. Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích. - Vẻ non xa - tấm trăng gần Bát ngát - cát vàng - bụi hồng => Mây sớm - đèn khuya. Nghệ thuật đối, tả cảnh ngụ tình Bẽ bàng mây sớm đèn khhuya Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. 2. Lòng thương nhớ của Kiều. 8 câu thơ tiếp Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh biết ai đó giờ? Sân Lai biết mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Kiều nhớ Kim Trọng Kiều nhớ cha mẹ 2. Lòng thương nhớ của Kiều. * Kiều nhớ Kim Trọng: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. => Nhớ Kim Trọng, nhớ đêm uống rượu thề nguyền dưới trăng. Thương Kim Trọng đang chờ đợi tin tức nàng một cách uổng phí. Bên trời góc biển bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. => Nàng đau đớn nhận ra mình không bao giờ nguôi quên được tình yêu son sắt với Kim Trọng dù có lưu lạc nơi chân trời góc bể. * Kiều nhớ cha mẹ: Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. =>Nàng nhớ, xót thương cha mẹ đang ngày ngày tựa cửa trông chờ tin tức của nàng, không có nàng chăm sóc phụng dưỡng. 3. Nỗi buồn của Kiều 8 câu thơ cuối Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. - Nghệ thuật điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, câu hỏi tu từ. => Nhấn mạnh, tô đậm nỗi buồn của Kiều như những lớp sóng dồi lên, chồng chất trong lòng. Dùng nhiều từ láy. Gợi tả, gợi cảm. - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ. => Tả cảnh để gửi gắm tâm trạng buồn của Kiều. Mỗi cảnh là một ẩn dụ về tâm trạng buồn và thân phận Thuý Kiều. Câu hỏi: Mỗi cảnh mà Kiều Buồn trông trong câu thơ gợi liên tưởng gì cho em về tâm trạng và thân phận của Thuý Kiều? Nhóm 1: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Nhóm 2: Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Nhóm 3: Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Nhóm 4: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? => Gợi tâm trạng buồn về thân phận lưu lạc, nổi trôi, nỗi nhớ về quê hương, gia đình của Kiều. - Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? => Gợi tâm trạng buồn về thân phận bọt bèo, vô định, tan nát, đau đớn của Kiều. - nội cỏ dầu dầu, Chân mây mặt đất …xanh xanh. => Gợi tâm trạng buồn đau, vô vọng về tương lai mờ mịt của Kiều. - gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm - sóng kêu => Gợi tâm trạng lo sợ, hãi hùng của Kiều khi dự cảm về một tương lai đầy sóng gió, tai hoạ sắp đổ ập xuống đời nàng. Với nghệ thật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, miêu tả nội tâm tinh tế đoạn thơ diễn tả tâm trạng buồn với nhiều khía cạnh khác nhau cho thấy một tâm hồn bị hành hạ, một số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ, một tương lai mờ mịt của người con gái họ Vương. Kiều ở lầu Ngưng Bích III – Tổng kết: 1. Nội dung: - Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, lưu lạc, tâm trạng buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo, tình nghĩa của Thuý Kiều. 2. Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm nhân vật, tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Tấm lòng nhân đạo, tài năng nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằn bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. IV – Luyện tập: 1. Bài tập 1: Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình có gì giống và khác nhau? Lấy một đoạn thơ tả cảnh và một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình trong các đoạn trích Truyện Kiều vừa học để làm ví dụ? Nghệ thuật tả cảnh Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình Đều có tả cảnh vật thiên nhiên Mượn cảnh vật thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng con người Trực tiếp miêu tả cảnh vật thiên nhiên Đoạn tả cảnh: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Ví dụ: Đoạn tả cảnh ngụ tình Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. - Làm bài tập: Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? - Học thuộc đoạn trích. - Chẩn bị bài: Mã Giám Sinh mua Kiều. Hướng dẫn về nhà Giờ học đã hết! Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh!
File đính kèm:
- Giao an dien tu Kiieu.ppt