Bài giảng tiết 29- Thuật ngữ

1, Vídụ 1: So sánh 2 cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối.

a, Cách 1:

- Nước là chất lỏng không màu, không mùi có trong sông, hồ, biển

-Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách ra từ nước biển, dùng để ăn.

b, Cách 2:

-Nước là hợp chất của các nguyên tố Hi-drô và ôxi, có công thức H2O .

-Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít

ppt27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 29- Thuật ngữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG THCS THAÙI TRÒ KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Trình bày những cách phát triển từ vựng Tiếng việt? Có 2 cách phát triển từ vựng: - Phát triển nghĩa của từ dựa vào nghĩa gốc theo 2 phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ và Hoán dụ. - Phát triển về số lượng từ bằng cách: + Tạo từ ngữ mới. + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Em hãy cho biết mỗi nhóm từ sau đây thuộc lớp từ vựng nào trong ngôn ngữ Tiếng Việt? a. Hi sinh; bỏ mạng; chết… b. Chi; mô; răng; rứa…. c. Trúng tủ; tuổi teen; ăn ngỗng; 1k… d. Thạch nhũ; đường phân giác; ô-xi…  Lớp từ đồng nghĩa  Lớp từ địa phương  Biệt ngữ xã hội. ?????? Tiết 29 TIẾT 29 THUẬT NGỮ 1, Vídụ 1: So sánh 2 cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối. a, Cách 1: - Nước là chất lỏng không màu, không mùi có trong sông, hồ, biển… -Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách ra từ nước biển, dùng để ăn. b, Cách 2: -Nước là hợp chất của các nguyên tố Hi-drô và ôxi, có công thức H2O . -Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít. 1, Vídụ 1: * Nhận xét: Cách 1: là cách giải thích nghĩa dựa vào những đặc tính bên ngoài của sự vật + Cách giải thích được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, có tính chất cảm tính qua quan sát, cảm nhận. - Cách 2: là cách giải thích dựa vào đặc tính bên trong của sự vật không thể nhận biết qua kinh nghiệm và cảm tính + phải qua sự nghiên cứu khoa học. + Phải có kiến thức chuyên môn về Hoá học mới hiểu được TIẾT 29 THUẬT NGỮ 1. Ví dụ 1: 2. Ví dụ 2: Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc. Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10. ĐỊA LÝ Ngữ Văn HOÁ HỌC TOÁN HỌC TIẾT 29 THUẬT NGỮ Em đã học những định nghĩa này ở những bộ môn nào? * Nhận xét - Những từ ngữ được định nghĩa ấy được dùng chủ yếu trong loại văn bản khoa học công nghệ. -Ngoài văn bản khoa học công nghệ, đôi lúc còn được dùng trong các loại văn bản : Bản tin, phóng sự, bài bình luận trên báo chí Vậy thuật ngữ là gì? TIẾT 29 THUẬT NGỮ 1. Ví dụ 1: 2. Ví dụ 2: 3. Kết luận: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ; thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. ( Ghi nhớ 1 – SGK/ T88) …………………bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, nó bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người." Em hãy tìm thuật ngữ cho khái niệm sau! ……………là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. - Đơn chất: Môi trường: Vì sao lá cây có mầu xanh? Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia xạ có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì... Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây. ( Ngữ văn 8) Chỉ ra các Thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn bản khoa học sau? Vì sao lá cây có mầu xanh? Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia xạ có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì... Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây. ( Ngữ văn 8) TIẾT 29: THUẬT NGỮ 1.Ví dụ1: -Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc. - Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. Phân số thập phân là phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10. Nhận xét: - Các thuật ngữ trên không có nghĩa nào khác - Là những từ một nghĩa. ? Những thuật ngữ ở trên ngoài nghĩa đã nêu còn có nghĩa nào khác không?  Trong một lĩnh vực KH,CN nhất định mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. TIẾT 29 THUẬT NGỮ Bài tập: Tai1: bộ phận ở hai bên đầu người hoặc động vật dùng để nghe. Tai2: bộ phận của một số đồ vật có hình dáng chìa ra giống cái tai. VD: Cái ấm có tai. Vì sao Thuật ngữ chỉ được phép biểu thị một nghĩa? - Do yêu cầu về tính chính xác của khoa học, công nghệ nên trong 1 lĩnh vực khoa học, cồng nghệ nhất định, 1 thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại. Tính chính xác đòi hỏi trong 1 lĩnh vực KH,CN nhất định, Thuật ngữ không được có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, hay đồng nghĩa. Ngoài tính chính xác như nêu ở trên, Thuật ngữ còn có tính hệ thống và tính quốc tế. - Thuật ngữ chỉ có một nghĩa, còn những từ ngữ thông thường, thường có nhiều nghĩa. TIẾT 29 THUẬT NGỮ 2.VD2: a, Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước. ? Từ muối trong ví dụ nào không mang sác thái biểu cảm, ví dụ nào có sắc thái biểu cảm? Muối -VDa: không mang sắc thái biểu cảm, không gợi lên ý nghĩa bóng bẩy ( Muối là muối) -VDb: Có sắc thái biểu cảm, gợi ý bóng bẩy. - Chỉ sự gian truân vất vả mà con người từng nếm trải trong cuộc đời hoặc chỉ tình cảm sâu đậm của con người  Thuật ngữ không có tính biểu cảm. b, Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. (Ca dao) 3. Kết luận: đặc điểm Thuật ngữ ( Ghi nhớ 2 – SGK/ T89) Thuật ngữ là 1 lớp từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ . Ngày nay trình độ văn hoá của mọi người càng cao, KH,CN ngày càng phát triển, nhiều Thuật ngữ nhanh chóng trở thành những từ ngữ thông thường, được dùng phổ biến trong giao tiếp. (VD: in-tơ-nét, năm tài chính, kiểm toán….) Ngược lại nhiều từ ngữ thông thường lại trở thành Thuật ngữ, trong khi vẫn giữ nguyên nghĩa thông thường của nó. (VD: nước, muối…). Các ngành khoa học lại có xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau, liên kết nhau, nên xuất hiện một thuật ngữ dùng trong nhiều ngành. (VD: Vi-rút dùng trong Sinh học, trong Y học, trong tin học…) Nhưng trong mỗi ngành đó nó chỉ biểu thị 1 khái niệm. III - LUYỆN TẬP: Bài 1/90: Vận dụng các kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào? TIẾT 29 THUẬT NGỮ ……………: là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. …………….: là làm hủy hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy …. ………………………..: là hiện tượng trong đó sinh ra chất mới. …………….................: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. ………………: là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. ……………….: là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy. ………………..: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s 9. Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. là đường thẳng vuông gốc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. 11. Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. 12. Đường trung trực Là lực hút của trái đất 8. Trọng lực Bài 2/90: Đọc đoạn trích sau: “Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa” Tố Hữu – Chào xuân 67 Từ “điểm tựa” ở đoạn trích trên có được dùng như một thuật ngữ vật lý không? “Điểm tựa” ở đây có nghĩa gì? - Trong Vật lý: thuật ngữ “Điểm tựa” mang nghĩa là: “điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.” “Điểm tựa” (trong đoạn thơ) dùng với nghĩa: “nơi làm chỗ dựa chính, gửi gắm niềm tin hi vọng.  không được dùng như 1 thuật ngữ. Bài tập 3/ 90: Hỗn hợp (hóa học): là nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác. Hỗn hợp (nghĩa thông thường): gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình. Vậy cho biết hai câu sau, câu nào “hỗn hợp” là thuật ngữ? Câu nào “hỗn hợp” là nghĩa thông thường? Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển …. là một hỗn hợp. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. Đặt câu với từ “hỗn hợp” hiểu theo nghĩa thông thường? Ví dụ: - Thức ăn gia súc là thức ăn hỗn hợp. - Đội quân nhà Thanh là đội quân hỗn hợp. Bài 5/90. Thị trường (thuật ngữ trong kinh tế học): nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa. (Thị: chợ - yếu tố Hán Việt) Thị trường (thuật ngữ trong vật lí): Chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. (Thị: thấy - yếu tố Hán Việt) Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở ghi nhớ không? Vì sao?  Không vi phạm vì hai thuật ngữ này được dùng ở hai lĩnh vực khoa học riêng biệt chứ không phải ở cùng một lĩnh vực. Em hãy tìm 1 số thuật ngữ về lĩnh vực môi trường và giải thích? Ô nhiễm môi trường: Đa dạng sinh học: Hệ sinh thái: Hiệu ứng nhà kính. TIẾT 29: THUẬT NGỮ Củng cố 1 2 3 4 5 T Ư N G H Â T U 2 1 3 4 5 TK GIẢI ĐOÁN Ô CHỮ 1/ Điền từ còn thiếu vào ô trống: Phương châm về lượng là nói đúng,đủ, không thiếu và không........ 2/ Từ nào còn thiếu trong câu sau: .....ấp......mở. 3/ Trong giao tiếp ta .........nói những điều mà mình......tin là có thật. Từ nào còn thiếu trong câu trên? 4/ Đây là một trong hai phương thức chủ yếu khi phát triển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nghĩa gốc. Để giao tiếp đạt hiệu quả chúng ta cần phải nói ........vào đề tài giao tiếp HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Về nhà xem lại lí thuyết. Đặt câu có thuật ngữ Học thuộc ghi nhớ. -Hoàn tất các bài tập - Xem bài: Trau dồi vốn từ Tại sao phải trau dồi vốn từ ?. Trau dồi vốn từ giúp ta điều gì?. Xem bài tập , làm bài tập sgk. - Định nghĩa từ cá của sinh học: Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước; bơi bằng vây, thở bằng mang… - Theo cách hiểu thông thường của người Việt, khi gọi cá voi, cá heo, cá sấu…nghĩa là ta gọi tên bằng “trực giác” vì “cá” không nhất thiết phải thở bằng mang. Bài tập 4/90 ( Về nhà)

File đính kèm:

  • pptT28 Thuat Ngu hay.ppt