I – GIỚI THIỆU CHUNG
1- Tác giả:
- Quê: Nghi Tàm – Tây Hồ – Hà Nội
- Tên thật : Nguyễn Thị Hinh
- Là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, thông minh, lịch lãm, giỏi nữ công , gia chánh
2- Tác phẩm
a- Thể thơ
- Thất ngôn bát cú Đường luật:
+ Đề – Thực – Luận – Kết
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29: Qua đèo ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ ? Qua hai bài thơ “ Sau phút chia ly” và “ Bánh trôi nước “, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ? Tiết 29 Bà Huyện Thanh Quan Tiết 29 Văn bản Qua đèo Ngang I – Giới thiệu chung 1- Tác giả: Quê: Nghi Tàm – Tây Hồ – Hà Nội Tên thật : Nguyễn Thị Hinh Là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, thông minh, lịch lãm, giỏi nữ công , gia chánh 2- Tác phẩm a- Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật: + Đề – Thực – Luận – Kết +Gieo vần ở các chữ cuối câu 1,2,4,6,8 + Đối ở các câu : 3-4,5-6 b- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi tác giả trên đường từ Bắc vào kinh đô giữ chức Cung trung giáo tập, lần đầu xa nhà, xa quê. II- Đọc hiểu văn bản 1- Đọc 2- Chú thích 3- Phân tích a- Hai câu đề : Cảnh đèo Ngang vào buổi chiều tà - Bóng xế tà : trời về chiều, nắng yếu ớt, thời khắc của một ngày tàn, không gian hiu hắt -> gợi buồn, gợi nhớ, làm tăng thêm nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình trên đường lữ thứ -> thời gian là yếu tố nghệ thuật góp phần làm bộc lộ sâu sắc tâm trạng của nhà thơ Tiết 29 Văn bản Qua đèo Ngang Cỏ cây chen đá lá chen hoa Điệp từ “ chen “-> cảnh hoang sơ, cỏ cây, lá hoa rậm rạp, chen chúc nhưng vắng vẻ, hiu hắt. -> Con người càng trở nên nhỏ bé trước một thiên nhiên hoang dã, không gian mênh mông, vắng lặng. càng gợi nỗi buồn. Nhà thơ đang đứng ở chân đèo c- Hai câu thực: Hình ảnh con người, cuộc sống Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nghệ thuật đối ( từ loại, thanh ) Sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm Đảo trật tự cú pháp -> + Khung cảnh thiên nhiên: có sự xuất hiện của con người. Nhưng tất cả đều thưa thớt, nhỏ nhoi, hầu như chìm lắng vào cái hiu hắt, vắng vẻ của cảnh trời chiều Tiết 29 Văn bản Qua đèo Ngang + Con người , cảnh vật vừa xa vời ”dưới núi” , “ven sông “vừa bị thu nhỏ trong động tác “lom khom “, vừa ít ỏi trong thông báo về số lượng “ vài, mấy, lác đác” -> Câu thơ có đủ các yếu tố của bức tranh sơn thuỷ hữu tình nhưng tất cả các yếu tố ấy hợp lại qua cảm nhận của nhà thơ lại gợi lên cảnh heo hút, mênh mông hoang tịch khiến lòng người càng cô độc, bơ vơ=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình c- Hai câu luận: Nỗi nhớ nhà, yêu nước Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Tiếng chim quốc – có nỗi đau nhớ nước Tiếng kêu của gia gia – có nỗi thương nhà Nhà thơ liên tưởng đến điển tích xưa -> Tiếng chim vang lên không phải là một âm thanh bình thường, từng tiếng kêu rời rạc, khắc khoảida diết rơi tõm vào cái u tịch của Đèo Ngang càng làm cho không gian hoang vắng hơn -> lấy động tả tĩnh Tiết 29 Văn bản Qua đèo Ngang -Nghệ thuật chơi chữ -> chính nhà thơ đang nhớ nhà tha thiết, triền miên, dai dẳng, day dứt Nhớ nước là hình ảnh ước lệ biểu hiện hoài niệm chung về thời dĩ vãng bà vẫn nặng lòng hoài cổ nhớ thương một triều đại đã qua nhà Lê) còn triều Nguyễn vẫn có phần xa lạ, bà không bằng lòng với hiện thực triều Nguyễn đ- Hai câu kết Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta Bước chân của người lữ thứ đã lên đến đỉnh đèo Toàn cảnh đèo Ngang: trời – non – nước -> cảnh hùng vĩ, bao la, núi liền trời. Con người thật kiêu hãnh thu cả giang sơn vào tầm mắt . Cảnh đẹp hùng vĩ khiến người nữ sĩ không thể bước tiếp : dừng chân đứng lại Tiết 29 Văn bản Qua đèo Ngang Con người : + một mảnh tình riêng -> ẩn dụ kết hợp với một , riêng -> gợi sự bé nhỏ, cô đơn, lẻ loi=> tâm sự u hoài, nuối tiếc quá khứ bất bằng lòng với hiện tại + ta với ta: Mình gặp lại chính mình. Tuy 2 mà 1, chỉ để nói 1 con người, 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô đơn khôn ai chia sẻ ngoài trời mây , non nước bát ngát mênh mông, hoang vắng lặng lẽ, chỉ một mình mình biết, một mình mình hay. Nỗi cô đơn gần như tuyệt đối -> Câu thơ khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một chân trời cảm xúc mới : thế giới tâm hồn: Tác giả là người yêu quê hương, nặng tình với quê hương, đất nước Tiết 29 Văn bản Qua đèo Ngang 4- Tổng kết - Nội dung: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên đèo Ngang trong một buổi chiều tà qua đó bày tỏ tâm trạng u hoài, nhớ tiếc quá khứ, nhớ nước thương nhà, nỗi cô đơn lẻ loi của tác giả. Nghệ thuật: Qua đèo Ngang là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. III – Luyện tập 1- Chon đánh giá đúng về nội dung bài thơ: A- Bài thơ là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp sơn thuỷ hữu tình. B- Bài thơ là niềm tâm sự u hoài, nỗi nhớ về quá khứ vàng son. C- Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên buồn bã, hoang vắng, gửi gắm tâm sự u hoài của nhà thơ Tiết 29 Văn bản Qua đèo Ngang Một mảnh tình riêng ta với ta Câu thơ nàng tôi thầm đọc xót xa Tình riêng ấy không phép nào chia sẻ Nàng giữ nỗi cô đơn kiêu hãnh thế Cầm chặt vần thơ đứng giữa nhân gian. ( Trần Lê Văn ) Tiết 29 Văn bản Qua đèo Ngang
File đính kèm:
- NGU VAN 7(43).ppt