Bài giảng Tiết 21: Làm văn miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Ôn lại bài cũ:

Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

Một bài văn tự sự phải có : cốt truyện, nhân vật và sự việc.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 21: Làm văn miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ! Tiết 21: LÀM VĂN MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ Ôn lại bài cũ: Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Một bài văn tự sự phải có : cốt truyện, nhân vật và sự việc. I.Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: 1. Ôn lại một số khái niệm: Bài tập 1,2,3 sgk/73 (Thực hiện nhóm 5 phút) Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt. Ví dụ:miêu tả về con thuyền giương buồm lướt sóng ngoài khơi Muốn miêu tả hay thì phải làm gì? Phải có năng lực quan sát tốt Biểu cảm là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. Ví dụ: Bộc lộ tình cảm của em về con vật mà em yêu thích. Một bài văn biểu cảm xuất sắc là bài như thế nào? Là bài khơi gợi được sự đồng cảm nơi người đọc. Câu 2: Miêu tả trong bài văn miêu tả phải có sự miêu tả thật rõ, thật hay. Ví dụ: tả người (Vận động viên bóng chày) Trong văn tự sự phải kể chuyện rõ ràng, hấp dẫn. Miêu tả trong bài văn tự sự giúp kể chuyện sinh động hơn. Ví dụ: anh giám đốc trẻ không những đẹp trai, ăn mặc lịch sự mà còn rất có tài quản lý. Như vậy em hãy rút ra sự khác nhau? Sự khác nhau có phải ở số lượng câu chữ không? Sự khác nhau đó là do tính mục đích Vậy cần căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự? Ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào. 2.Nhận xét: - Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự phải phục vụ đắc lực cho văn bản tự sự, có hiệu quả tác động đến nhận thức, cảm xúc người đọc, người nghe. Tìm những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích sau: “Nếu có lần nằm ngoài trời suốt đêm, hẳn bạn thừa biết giữa lúc chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô quạnh và u tịch. Lúc ấy suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ,[…] và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ, tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc. Ban ngày là cuộc sống của chúng sinh còn ban đêm là cuộc sống của cây cỏ. Không quen thì dễ sợ…” Nếu có lần nằm ngoài trời suốt đêm, hẳn bạn thừa biết giữa lúc chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô quạnh và u tịch. Lúc ấy suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ,[…] và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ, tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc. Ban ngày là cuộc sống của chúng sinh còn ban đêm là cuộc sống của cây cỏ. Không quen thì dễ sợ… Em có nhận xét gì về vai trò của miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự trên? Nhận xét: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp cho đoạn văn tự sự trở nên sinh động, hấp dẫn và đầy chất thơ. B.Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự: 1.Trả lời câu hỏi: Liên tưởng là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan. Ví dụ: Biển: liên tưởng đến sóng, cát, tàu, thuyền, cá, tôm, mực,… Quan sát là xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng. Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp. Chiếc xích lô Nếu chỉ có quan sát đối tượng một cách kĩ càng, không có liên tưởng, tưởng tượng thì miêu tả trong bài văn tự sự sẽ thế nào? Cho ví dụ? Lúc ấy suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ,[…] và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ, tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc. 2.Nhận xét: Muốn miêu tả hay thì phải có sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa quan sát, liên tưởng, tưởng tượng. Câu 3: Để câu chuyện mình kể không gây cảm giác khô khan cho người đọc thì người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật(hoặc của bản thân) trong quá trình tự sự. Ý d không chính xác vì nếu chỉ từ bên trong trái tim người kể thì có thể có tâm trạng, cảm xúc nhưng nó rất mơ hồ, vu vơ, khó gợi được sự đồng cảm ở người đọc, người nghe. Nhận xét: Muốn biểu cảm thì nhất thiết phải có đối tượng miêu tả và thông qua miêu tả mới có biểu cảm được. II. Tổng kết:(Ghi nhớ sgk/76) III.Luyện tập: 1.Bài tập sgk/76 2.Tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một đoạn bất kỳ truyện cổ tích “Tấm Cám”

File đính kèm:

  • pptgiao an ngu van 7 hay.ppt
Giáo án liên quan