I./Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. Nhận biết được các dấu hiệu có PƯHH xảy ra.
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm QS và làm thí nghiệm - ghi tường trình
3. Thái độ tình cảm: Xây dựng lòng say mê nghiên cứu và yêu thích bộ môn, phát triển tư duy khoa học kỹ thuật.
II./ Nội dung:
1. TN hoà tan và nung nóng kali pemanganat 2. Thực hiện p/ứng giữa nước vôi trong với khí cacbon đioxit và natri cacbonat
III. Chuẩn bị: * Hoá cụ: 7 ố/nghiệm, giá ố/nghiệm, đèn cồn, diêm, kẹp, ống hút, nút c/su có ống dẫn khí, que đóm, bình nước
* Hoá chất: Nước vôi trong (dd canxi hiđroxit), KMnO4, dd Na2CO3
IV./ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định: HS vắng:
2. Bài cũ: BT 5: SGK
(Yêu cầu các học sinh còn lại lấy giấy cùng làm với bạn và cho ý kiến nhận xét)
3. Bài mới:
1 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20 Bài 14: bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/11/2005
Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tuần thứ: 10
Ngày giảng: 10/11/2005
Tiết thứ : 20
I./Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. Nhận biết được các dấu hiệu có PƯHH xảy ra.
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm QS và làm thí nghiệm - ghi tường trình
3. Thái độ tình cảm: Xây dựng lòng say mê nghiên cứu và yêu thích bộ môn, phát triển tư duy khoa học kỹ thuật.
II./ Nội dung:
1. TN hoà tan và nung nóng kali pemanganat 2. Thực hiện p/ứng giữa nước vôi trong với khí cacbon đioxit và natri cacbonat
III. Chuẩn bị: * Hoá cụ: 7 ố/nghiệm, giá ố/nghiệm, đèn cồn, diêm, kẹp, ống hút, nút c/su có ống dẫn khí, que đóm, bình nước
* Hoá chất: Nước vôi trong (dd canxi hiđroxit), KMnO4, dd Na2CO3
IV./ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định: HS vắng:
2. Bài cũ: BT 5: SGK
(Yêu cầu các học sinh còn lại lấy giấy cùng làm với bạn và cho ý kiến nhận xét)
3. Bài mới:
Nội dung ghi trên bảng
Giáo viên – học sinh
Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng thuốc tím
Ống/N 1: Cho thuốc tím vào 3 ống nghiệm (1, 2, 3)
Ống/N 2: Cho nước vào ống nghiệm có thuốc tím (ống 2), lắc ống để hoà tan. Sau đó đun nóng cho đến khi nước bay hơi, để nguội ống nghiệm. Quan sát
Ống/N 3: Lấy ống nghiệm có thuốc tím (ống 3), để ở miệng một ít bông gòn, đậy nút cao su có ống dẫn khí, đun nóng, đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn. Khi que đóm không bùng cháy thì ngừng đun. Quan sát, để nguội ống nghiệm
Ống/N 4: Cho nước vào cả ba ống nghiệm. Lắc ống cho tan. Quan sát màu của dung dịch trong 3 ống
Trả lời câu hỏi:
1. Chất rắn trong ống nghiệm (1), (2) có màu thế nào?
2. Với lượng chất rắn trong ống (1), (2) như nhau, cho cùng một lượng nước vào hoà tan hoàn toàn chất rắn, cho biết màu của dung dịch trong hai ống nghiệm? Cho biết hiện tượng nào xảy ra?
3. Đun nóng chất rắn trong ống (3), chất khí bay ra làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy, đó là chất khí gì?
4. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (3) thuộc hiện tượng nào?
Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với nước vôi trong (dung dịch canxi hiđroxit)
Ống/N 1: Cho nước vào 1 ống nghiệm. Cho nước vôi trong vào 1 ống nghiệm (Ống/N 2)
Ống/N 2: Dùng ống hút thổi hơi thở lần lượt vào ống (1) và ống (2). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Ống/N 3: Cho nước vào 1 ống nghiệm (ống 3). Cho nước vôi trong vào 1 ống nghiệm (Ống/N 4)
Ống/N 4: Dùng ống nhỏ giọt cho dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống (3) và ống (4). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Trả lời câu hỏi:
1. Trong hơi thở có khí làm đục nước vôi trong, cho biết tên và công thức của chất đó?
2. Sau khi thổi hơi thở vào ống (1) đựng nước và ống (2) đựng nước vôi trong, có hiện tượng gì xảy ra?
3. Cho dung dịch natri cacbonat vào ống (3) đựng nước và ống (4) đựng nước vôi trong, có hiện tượng gì xảy ra?
4. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm nào là hiện tượng hoá học? Dấu hiệu chứng tỏ có PƯHH xảy ra? Ghi phương trình chữ của các PƯHH đó.
- GV làm mẫu và hướng dẫn cách thực hiện, thao tác theo thứ tự
- HS nhóm thực hiện thí nghiệm theo phân công cho từng số
- GV nhắc các nhóm khi làm thí nghiệm phải chú ý quan sát và ghi nhận xét các hiện tượng xảy ra
GV: Yêu cầu các nhóm cẩn thận khi đun nóng, khi sử dụng đèn cồn (cách đốt và cách tắc đèn cồn)
- Phương pháp hướng dẫn như thí nghiệm
Các câu hỏi cho HS viết trước vào phiếu thực hành để chuẩn bị
(GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi)
V./ Cuối tiết thực hành:
GV nhận xét và rút kinh nghiệm về tiết thực hành
- Sắp xếp lại hoá cụ, hoá chất. Làm vệ sinh bàn thí nghiệm
- Đem dụng cụ đi rửa
Các nhóm hoàn thành phiếu thực hành. Phiếu thực hành được thu ngay khi hết tiết
File đính kèm:
- t-20 bai thuc hanh 3 .doc