Bài giảng Tiết 18 : Tiếng việt Xưng hô trong hội thoại

1. Để không vi phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì ?

A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.

B. xác định nội dung mình định nói.

C. Im lặng

D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 18 : Tiếng việt Xưng hô trong hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ : 1. Để không vi phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì ? A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. B. xác định nội dung mình định nói. C. Im lặng D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. 2 . Hãy tìm từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt. Hệ thống từ ngữ xưng hô theo cách dùng và ngôi. * Đọc các ví dụ ( sgk /38- 39 ) và trả lời các câu hỏi sau : - Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên . - Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong hai đoạn a – b. - Giải thích sự thay đổi đó . ? Em nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng việt qua các vd sau : a . Hoài : Tối 2 chị em mình đi xem múa sư tử nhé. Lan : Nhưng mai em phải học bài để chuẩn bị buổi sau kiểm tra. Hoài : ối giời, học với chả hành, buổi sau lớp tao cũng kiểm tra mà...Mày sợ gì chứ ? Lan : Chị khác , em khác... Hoài : Con lạy bà ! ! ! Ghi nhớ : - Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. b – Bà đọc sách cho cháu nghe nhé ! + ừ, rồi bà sẽ đọc cho cháu nghe. c.1 : Lâm có dì là giáo viên dạy tại trường cậu đang học . ở trường, nhiều lúc cậu không biết xưng hô như thế nào cho phải . Theo em , Lâm xưng hô thế nào mới đúng. Vì sao ? *Luyện tập : Bài 6/ 41-42 * Bài tập bổ sung : A. Trong truyện Lão Hạc, ông giáo kém tuổi lão Hạc , vậy mà lão Hạc lại gọi “ ông giáo ’’, còn ông giáo lại xưng “tôi” , gọi lão Hạc bằng “ cụ “. Theo em vì sao vậy ? - Đáp án : Mặc dù lão Hạc hơn tuổi ông giáo , ông giáo kém lão Hạc nhiều tuổi song vẫn có những cách gọi trên, bởi cách xưng hô như vậy có sự xác lập quan hệ bên cạnh quan hệ tuổi tác. Về tuổi tác, lão Hạc nhiều hơn ông giáo = Về địa vị xã hội , ông giáo có vị thế hơn lão Hạc B/ Trong “ Hịch tướng sĩ ’’, Trần Quốc Tuấn xưng với tướng sĩ là “ ta” và gọi họ là “ các ngươi ”. Trong “ Chiếu dời đô ’’, Lí Công Uẩn xưng “ trẫm ” và gọi “các khanh” . Những cách xưng hô ấy có điểm gì giống – khác nhau ? - Giống : đều là cách xưng hô trong triều đình phong kiến, của vua, vương hầu... với bề dưới. - Khác : + Một bên là từ thuần Việt, một bên là từ Hán – Việt. + “ Trẫm ’’ là từ xưng hô chỉ duy nhất có vua mới được dùng. Cách xưng hô đó thể hiện ngôi vị, quyền uy của người nói.

File đính kèm:

  • pptTiet 18 Xung ho trong hoi thoai(3).ppt