1. Tác giả:
- Giăc Lơnđơn (1876- 1916).
- Người Mĩ, trải qua cuộc đời vất vả và sớm tiếp cận với tư tưởng CNXH.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), tiểu thuyết tự thuật Mactin Eđen (1909), Gấu biển (1904), Nanh trắng (1906)
15 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 156 văn học con chó bấc (trích tiểu thuyết tiếng gọi nơi hoang dã), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 156 Văn học CON CHÓ BẤC (Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã) G.V. Lân-đơn I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Giăc Lơnđơn (1876- 1916). - Người Mĩ, trải qua cuộc đời vất vả và sớm tiếp cận với tư tưởng CNXH. - Các tác phẩm tiêu biểu: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), tiểu thuyết tự thuật Mactin Eđen (1909), Gấu biển (1904), Nanh trắng (1906)… I. Tìm hiểu chung: 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - “Con chó Bấc” trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”. I. Tìm hiểu chung: 2. Tác phẩm: b. Đọc: c. Chú thích: d. Thể loại: - Tiểu thuyết (7 chương). - Đoạn trích thuộc chương 6 “Tình yêu thương đối với con người”. I. Tìm hiểu chung: 2. Tác phẩm: e. Bố cục: chia 3 phần - Đoạn 1: mở đầu. - Đoạn 2: tình cảm của Thooc- tơn đối với Bấc. - Đoạn 3, 4, 5: tình cảm của Bấc đối với Thooc- tơn. → Nội dung chủ yếu của đoạn trích, miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với chủ. Mở đầu là đoạn nói về tình cảm của chủ với Bấc vì đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình cảm đặc biệt của chó với người. II. Tìm hiểu nội dung văn bản: Tình cảm của Thooc- tơn với Bấc: a. Ông chủ lí tưởng: - Chỉ riêng Thooc tơn với bản tính nhân hậu hiếm có, chẳng những đã cứu sống Bấc, mua lại Bấc, đối xửa với Bấc thật tận tình, khả ái cho đến khi anh qua đời. - Thooc tơn đối xử với những con chó kéo xe của anh, đặc biệt với Bấc “như thể chúng là con cái của anh vậy”. → Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh xem xem chúng như người, như bạn bè, như người thân của anh, cùng làm việc, cùng chịu đựng gian khổ để đạt mục đích cuối đời. 1.Tình cảm của Thooc- tơn với Bấc:a. Ông chủ lí tưởng: - So sánh với những ông chủ khác trước đó: + Chăm sóc vì nghĩa vụ (đã nuôi thì phải chăm sóc). + Chăm sóc vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận: đó chính là một trong những công cụ đắc lực để tìm vàng nơi tuyết băng lạnh giá (kéo xe trượt tuyết)… → Thooc tơn không chỉ là ân nhân cứu mạng mà còn là ông chủ lí tưởng của Bấc. b. Các biểu hiện tình cảm của Thooc tơn: - Chào hỏi thân mật, nói lời vui vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó (như với con cái, hay bạn bè mình): túm chặt lấy đầu Bấc, rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui. - Khe khẽ thốt lên tiếng rủa rủ rỉ, âu yếm như cha mẹ nựng con, chứ không phải là những tiếng quát tức giận. - Tình cảm này biểu hiện càng rõ khi anh thốt lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói!” → Tình cảm ngạc nhiên, yêu thương vô hạn nồng nàn của một ông chủ đối với con chó của mình. b. Các biểu hiện tình cảm của Thooc tơn: -Thương yêu, đối xử với Xơ kit và Ních bằng một sự thương yêu chân thành. →Anh là một chỗ nương tựa hoàn toàn đáng tin. → Đó như tình cảm giữa con người với con người, giữa bạn bè thân thiết với nhau, giữa cha và con. 2. Tình cảm của Bấc với Thooc tơn: * Tình cảm với gia đình Milơ: - “Tình bạn trịnh trọng và đường hoàng”. - Sống cuộc sống an nhàn, cô cậu ông bà chủ giàu có, bệ vệ. → Bấc cảm thấy ngang hàng với họ “cùng hội cùng phường”. Tình cảm của nó và các chủ nhân tước đây là tình cảm có giới hạn, có khoảng cách. 2. Tình cảm của Bấc với Thooc tơn: * Tình cảm với Thooc tơn: III. Tổng kết: 1. Nội dung: Đoạn trích bộc lộ những nhận xét tinh tế của tác giả về con chó Bấc đồng thời thể hiện tình cảm của tác giả với loài vật III. Tổng kết: 2. Nghệ thuật: - Không sử dụng nhân hóa một cách triệt để. Chỉ qua lời kể chuyện xũng đã bộc lộ “tâm hồn” của con chó Bấc. - Nhà văn đứng ngoài quan sát miêu tả chứ không nhập vào nhân vật, đống vai nhân vật. - Truyện vẫn rất sinh động, chân thật, nhờ tài năng quan sát, vốn hiểu biết và tình cảm của tác giả với loài vật. Dặn dò Học bài , viết đoạn văn nghị luận về vấn đề cách cư xử với vật nuôi. Soạn bài “Bắc Sơn”.
File đính kèm:
- Tiet 156 Van hoc Con cho Bac.ppt