KIỂM TRA BÀI CŨ
Chọn đáp án đúng!
H? Những đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9- kì II là:
• Các phương châm hội thoại, Nghĩa tường minh và hàm ý.
• Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.
• Các thành phần biệt lập, Sự phát triển của từ vựng, Khởi ngữ.
• Thuật ngữ, Khởi ngữ, Nghĩa tường minh và hàm ý.
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 138 Ôn Tập Tiếng Việt Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 138 Thứ bảy ngày 5 tháng 4 năm 2008 Kiểm tra bài cũ Chọn đáp án đúng! H? Những đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9- kì II là: Các phương châm hội thoại, Nghĩa tường minh và hàm ý. Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý. Các thành phần biệt lập, Sự phát triển của từ vựng, Khởi ngữ. Thuật ngữ, Khởi ngữ, Nghĩa tường minh và hàm ý. Khởi ngữ Thành phần tình thái Thành phần phụ chú Thành phần gọi- đáp Thành phần cảm thán H? Bộ phận in đậm trong các ngữ liệu ở cột A là thành phần gì của câu? Vì sao? (Làm việc theo nhóm- thời gian 2 phút) Nhóm 1: Ngữ liệu a, b. Nhóm 2: Ngữ liệu b, c. Nhóm 3: Ngữ liệu d, e m. là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. n. được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. o. được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. q. được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận) p. được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. 1. Khởi ngữ 2. Thành phần tình thái 3. Thành phần phụ chú 5. Thành phần cảm thán 4. Thành phần gọi- đáp a. Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. b. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. c. Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh- những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. d. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. e. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! Chọn đáp án đúng! H? Các thành phần: Gọi- đáp, Tình thái, Cảm thán, Phụ chú có điểm gì chung? Đều là thành phần chính của câu. Đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Đều ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy. Đều bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu. Đọc đoạn trích sau và tìm thành phần biệt lập mà tác giả sử dụng! “…Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn- một màu tím thẫm như bóng tối...” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) Thành phần biệt lập: “một màu tím thẫm như bóng tối” bổ sung ý nghĩa cho tổ hợp từ “thẫm màu hơn”. Vậy đó là thành phần phụ chú. Chuyển phần in đậm trong câu sau đây thành khởi ngữ! Nó làm bài tập rất cẩn thận. Đáp án: Về bài tập thì nó làm rất cẩn thận. H? Nhắc lại những kiến thức vừa ôn trong bài tập 1? Chọn đáp án đúng! H? Bức tranh trên nằm trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Bến quê- Nguyễn Minh Châu. Chiếc lược ngà- Nguyễn Khoa Điềm. Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long. Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải. H? Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản “Bến quê” là: Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. H? Truyện ngắn “Bến quê” được in trong tập truyện nào? Người đàn bà đI từ trong rừng ra. Dấu chân người lính. Bến quê. Mảnh trăng cuối rừng. H? Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Bến quê” là: Miêu tả tâm lý tinh tế. Nhiều hình ảnh giầu tính biểu tượng. Cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật Kết hợp cả A, B, C. Bài tập 2: Viết một đoạn văn có độ dài từ 4- 6 câu, giới thiệu về truyện ngắn “Bến quê”, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái.(Học sinh làm việc độc lập) Biểu điểm: -Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu quy định, câu đúng ngữ pháp: 2 điểm. -Đúng nội dung: Giới thiệu được truyện ngắn “Bến quê” (Tác giả, nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt…): 3 điểm. -Có câu chứa thành phần khởi ngữ và thành phần tình thái: 4 điểm. - Chữ đẹp, trình bày sạch sẽ: 1 điểm. Bài tập 2: Viết một đoạn văn có độ dài từ 4- 6 câu, giới thiệu về truyện ngắn “Bến quê”, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái. Biểu điểm: -Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu quy định, câu đúng ngữ pháp: 2 điểm. -Đúng nội dung: Giới thiệu được truyện ngắn “Bến quê” (Tác giả, nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt…): 3 điểm. -Có câu chứa thành phần khởi ngữ và thành phần tình thái: 4 điểm. - Chữ đẹp, trình bày sạch sẽ: 1 điểm. Bài tập 1- Trang 110 Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào? Ghi kết quả tìm được vào phiếu học tập. a. ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) b. Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) c. Nhưng cái com- pa kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mỹ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy! Rồi nói: Quên à! Phải, Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa! Tôi hoảng hốt đứng dậy nói: - Đâu có phải thế! Tôi… (Lỗ Tấn, Cố hương) Phiếu học tập (làm việc độc lập- Thời gian 2 phút) Họ và tên:………………………. Lớp:…………… cô bé Nó thế Nhưng, nhưng rồi, và Bảng tổng kết về các phép liên kết đã học Chọn đáp án đúng! H? Liên kết câu và liên kết đoạn văn được thể hiện trên những phương diện nào? Liên kết về nội dung. Liện kết về hình thức. Cả A, B đều đúng. Cả A, B đều sai. *Liên kết về nội dung: -Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn. -Liên kết lô-gíc: Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. *Liên kết về hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau: -Phép lặp: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. -Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. -Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. -Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà Làm lại các bài tập trong Sách giáo khoa. Ôn kĩ công dụng của khởi ngữ và các thành phần biệt lập, các phép liên kết . Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Chuẩn bị bài ôn tập phần Nghĩa tường minh và hàm ý- Tiết 144.
File đính kèm:
- Tiet 138 On Tap TV Lop 9.ppt