Kiểm tra bài cũ:
(?)Em hãy nêu công dụng của các dấu câu : dấu hỏi chấm, dấu chấm than và dấu chấm lửng trong đoạn văn sau:
- Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm
- Đuổi cổ nó ra!
(Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay)
18 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 122: Dấu gạch ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về dự giờ Môn Ngữ văn lớp 7 ?) Kiểm tra bài cũ: (?)Em hãy nêu công dụng của các dấu câu : dấu hỏi chấm, dấu chấm than và dấu chấm lửng trong đoạn văn sau: Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm… Đuổi cổ nó ra! (Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay) * Tác dụng của các dấu câu trên là : - Dấu (?) dùng để hỏi - Dấu (!) dùng để ra lệnh - Dấu (…) dùng để thể hiện sự sợ hãi, lúng túng , còn nhiều điều muốn nói nhưng chưa dám nói ra ?) Trong mỗi câu sau dấu gạch ngang dùng để làm gì? a ) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu (…) (Vũ Bằng) b, Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mày gắt rằng: - Mặc kệ! (Phạm Duy Tốn) c, Dấu chấm lửng dùng để: - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết; - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm. (Ngữ văn 7, tập hai) d, Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va- ren cái gì đó ; cái đó thì cũng có thể. (Nguyễn ái Quốc) -> Đánh dấu bộ phận giải thích trong câu -> Trích dẫn lời nói trực tiếp của ngân vật (người lính và quan phụ mẫu) -> Nối giữa tên của 2 nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu ->Liệt kê các tác dụng của dấu chấm lửng a ) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu (…) (Vũ Bằng) b, Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mày gắt rằng: - Mặc kệ! (Phạm Duy Tốn) c, Dấu chấm lửng dùng để: - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết; - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm. (Ngữ văn 7, tập hai) d, Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va- ren cái gì đó ; cái đó thì cũng có thể. (Nguyễn ái Quốc) * Ghi nhớ : Dấu gạch ngang có những công dụng sau: - Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; - Nối các từ nằm trong một liên danh Bài tập nhanh : Chỉ ra công dụng của dấu gạch ngang trong câu văn sau: a, Bé Hồng – nhân vật chính trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” là một cậu bé giầu tình cảm. b, Hậu quả của vụ cháy là: - Về người : Có 2 người bị bỏng nặng, ba người bị thương nhẹ. - Về tài sản: Thiệt hại ước tính khoảng 20 triệu đồng. -> Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu -> Dấu gạh ngang dùng để đánh dấu phần liệt kê những thiệt hại trong vụ cháy * Ghi nhớ : Dấu gạch ngang có những công dụng sau: - Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; - Nối các từ nằm trong một liên danh ?) So sánh dấu gạch trong tên Va-ren với dấu gạch giữa hai tên Va-ren và Phan Bội Châu d, Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va- ren cái gì đó ; cái đó thì cũng có thể. (Nguyễn ái Quốc) - Gạch ngắn - Gạch dài - Nối giữa tiếng với tiếng trong từ mượn tiếng nước ngoài gồm nhiều tiếng - Nối giữa tên với tên, nằm trong một liên danh Kết luận: Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối: *Ghi nhớ : Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối : - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang Bài tập nhanh : Tìm các từ mượn tiếng nước ngoài gồm nhiều tiếng? Một số từ mượn tiếng nước ngoài nhiều âm tiết: Ra-đi-ô, ri-đô, Bun-ga-ri, Et-môn-đô Đơ A-xi-mi, Pu-skin…. III, Luyện tập: 1. Bài tập 1: Chỉ ra và nêu công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong các câu sau: a, - Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé thì thầm. - ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra. (Nguyễn ái Quốc) b, Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giầu tiềm năng du lịch. c, Toàn quyền : Chức cai tri đứng đầu cả Đông Dương thời Pháp thuộc; tên gọi chung của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia thời Pháp thuộc. (Chú thích 3, trang 92,Ngữ văn 7, tập 2) -> Dấu gạch nối đánh dấu từ mượn nhiều âm tiết -> Dấu gạch ngang đầu dòng đánh dấu trích dẫn lời nới trực tiếp của nhân vật ->Dấu gạch ngang đặt giữa dòng đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích -> Dấu gạch ngang nối giữa ,một liên danh , đó là tên cũ – mới của thành phố Huế ngày nay 2. Bài tập 2: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối ? (Lưu ý : Với bài tập này mỗi HS đặt từ 1 – 2 câu có sử dụng một trong 2 loại dấu trên ) 3, Bài tập 3: Viết đoạn văn với chủ đề “Mùa hè đã đến ” trong đó có sử dụng dấu gạch ngang và chỉ ra công dụng của dấu đó trong đoạn văn em vừa viết. * Hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc công dụng dấu gạch ngang, phân biệt được dấu gạch ngang và dấu gach nối - Làm bài tập 1 phần (a, b), bài tập 2 và bài tập 3 / SGK Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã về dự giờ Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã về dự giờ Bài tập nhanh: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “– Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Bec-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các vùng An-dát và Lo-ren” ? Đoạn trích trên trích trong VD nào? Chỉ ra dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong đoạn và nêu công dụng của chúng -> Dấu gạch ngang : Đặt đầu lời nói trực tiếp của thầy -> Gạch nối nằm giữa Béc-lin, An-dat, Lo-ren nối các tiếng trong từ mượn nhiều âm tiết
File đính kèm:
- Tiet 122 Dau gach ngang.ppt