Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở Hà Nội. Ông là nhà văn có phong cách độc đáo, tài hoa, sở trường về thể tùy bút và ký. Sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết và ngôn ngữ phong phú, phong cách điêu luyện.
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 103: Cô Tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 103 Nguyễn Tuân I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm: 1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở Hà Nội. Ông là nhà văn có phong cách độc đáo, tài hoa, sở trường về thể tùy bút và ký. Sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết và ngôn ngữ phong phú, phong cách điêu luyện. 2. Tác phẩm: Văn bản “Cô Tô” là phần cuối bài ký “Cô Tô” ghi lại ấn tượng của tác giả về thiên nhiên và con người ở vùng đảo Cô Tô. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Cấu trúc văn bản: Văn bản “Cô Tô” có bố cục mấy đoạn? Nội dung chính từng đoạn? Bố cục: ba đoạn. Từ đầu “…ở đây” Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng khi trận bão đi qua. Tiếp theo “…nhịp cánh” Cảnh mặt trời mọc trên biển. Còn lại Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo và hình ảnh người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi. 2. Nội dung văn bản: a. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua: Sau trận bão Cô Tô có vẻ đẹp như thế nào? Sau trận bão Cô Tô có vẻ đẹp trong sáng tinh khôi. Để miêu tả vẻ đẹp đó tác giả sử dụng từ loại gì nhiều nhất? Vẻ đẹp đó được miêu tả bằng hàng loạt tính từ chỉ màu sắc và sánh sáng. Các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: Tươi sáng, Trong trẻo, Sáng sủa, Xanh mượt, Lam biếc, Vàng giòn. Các hình ảnh miêu tả được chọn lọc có tác dụng gì? Các hình ảnh được chọn lọc để làm nổi rõ cảnh sắc một vùng biển và đảo. Các hình ảnh miêu tả được chọn lọc như: Bầu trời, Nước biển, Mây trên núi đảo, Bãi cát. Vị trí quan sát của tác giả là ở đâu? Vị trí đó có tác dụng gì? Tác giả chọn vị trí quan sát từ điểm cao, nơi đóng quân của bộ đội. Giúp người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của vùng đảo Cô Tô. Hết tiết 103.
File đính kèm:
- Tiet 103 Co To.ppt