Bài giảng Bài 9 – tiết 39 văn bản: Ếch ngồi đáy giếng

Truyện ngụ ngôn là gì?

Ngụ (kín đáo); Ngôn (lời nói): Lời nói kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu.

- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện nhỏ về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 9 – tiết 39 văn bản: Ếch ngồi đáy giếng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các em học sinh và cô giáo lớp 6D xin trân trọng cảm ơn ! Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ ! Bài 9 – Tiết 39 Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: 1- Truyện ngụ ngôn là gì? Ngụ (kín đáo); Ngôn (lời nói): Lời nói kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu. - Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện nhỏ về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: 1- Truyện ngụ ngôn là gì? 2- Giải thích từ khó. II-Đọc - hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: Đọc chậm rãi, giọng kể. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: 1- Truyện ngụ ngôn là gì? 2- Giải thích từ khó. II-Đọc - hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2- Bố cục: ? Văn bản này được chia làm mấy phần? Mối quan hệ giữa các phần? Văn bản chia thành hai phần: + Phần một: ếch kiêu ngạo, ngộ nhận mình là chúa tể vì tầm nhìn hạn hẹp, quen sống trong môi trường nhỏ bé. + Phần hai: ếch bị giẫm bẹp vì kiêu ngạo. Phần một nói về nguyên nhân, phần hai nói về kết quả. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: II-Đọc – hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2- Bố cục: 3- Tìm hiểu chi tiết: a- Nội dung: ? Em hãy cho biết nhân vật chính trong truyện này ? - Con ếch. ? Câu chuyện xẩy ra ở đâu? - Trong lòng cái giếng cạn. * ếch khi ở dưới giếng: Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: II-Đọc – hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2- Bố cục: a- Nội dung: ? Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể? - Sống lâu ngày trong lòng giếng. - Xung quanh ếch là những con vật bé nhỏ như cua, ốc, nhái. - Các con vật đều khiếp sợ khi ếch cất giọng ồm ộp. ? Hoàn cảnh sống ấy đã tạo cho ếch có cách sống như thế nào? - Môi trường sống của ếch nhỏ bé, hạn hẹp đã làm cho ếch ngộ nhận về mình(oai như một vị chúa tể). ? Từ đó, ếch nẩy sinh tính cách gì? - Chủ quan, kiêu ngạo. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: II-Đọc – hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2- Bố cục: a- Nội dung: * ếch khi ra khỏi giếng: ? Sự kiện nào làm thay đổi hoàn cảnh sống của ếch? - Trời mưa, nước tràn bờ đưa ếch ra khỏi giếng. ? Lúc này ếch đã có những hành động gì? - Đi lại nhâng nháo, nghênh ngang. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: II-Đọc - hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2- Bố cục: a- Nội dung: ? Hậu quả những hành động ấy của ếch? - ếch bị trâu dẫm bẹp. ? Theo em, ếch phải gánh chịu hậu quả như vậy có đáng đời không? Tại sao? - Đáng đời, vì đã ra khỏi môi trường quen thuộc nhưng ếch vẫn kiêu ngạo, nghênh ngang, nhâng nháo, chẳng thèm để ý đến xung quanh. ? Nghệ thuật chủ yếu mà văn bản sử dụng là gì? Tác dụng? - Nghệ thuật nhân hoá. Nói chuyện con ếch nhưng thực ra là nói về con người. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: II-Đọc - hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2- Bố cục: a- Nội dung: b- Bài học: ? Theo em, câu truyện nhằm nêu lên bài học gì? - Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình; phải cố gắng học tập mà vươn lên. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh; vì chủ quan , kiêu ngạo thường bị trả giá đắt. ? Em rút ra điều gì cho mình qua những bài học trên? - Khiêm tốn, nên học hỏi những người xung quanh. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: II-Đọc - hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2- Bố cục: a- Nội dung: b- Bài học: c- ý nghĩa: Câu truyện này có ý nghĩa gì? - Bài học trên đây không dành cho một người cụ thể nào mà có ý nghĩa nhắc nhở chung cho mọi người và không riêng một lĩnh vực, một hoàn cảnh nào mà trong mọi hoàn cảnh, con người đều cần cố gắng, không chủ quan, kiêu ngạo. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: II-Đọc - hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2- Bố cục: a- Nội dung: b- Bài học: c- ý nghĩa: d- Luyện tập: ? Những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào được gợi nhớ từ văn bản này? Thành ngữ: Ca dao, tục ngữ: Đi cho biết đó biết đây ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. ếch ngồi đáy giếng. Bài 9 – Tiết 39 : Văn bản: ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn. I- Đọc - hiểu chú thích: II-Đọc - hiểu nội dung văn bản: 1- Đọc: 2-Bố cục: a- Nội dung: b- Bài học: c- ý nghĩa: d- Luyện tập: ? Em hãy tìm câu mang ý chính trong phần 1, phần 2? Tại sao em cho đó là câu quan trọng thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện? - Phần 1: “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”: Câu này nói về môi trường nhỏ hẹp và sự ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân của ếch. - Phần 2: “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu dẫm bẹp’’: Câu này nói về thái độ chủ quan, kiêu ngạo và hậu quả mà nó phải chịu. Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ Các em học sinh và cô giáo lớp 6D xin trân trọng cảm ơn

File đính kèm:

  • pptEch ngoi day gieng(18).ppt
Giáo án liên quan